Này cô gái, hãy cứ yêu đi!

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, nếu tình yêu dang dở thì đã sao? Ít nhất cũng đã có ai đó cùng ta đi qua một đoạn đường và ký ức của ta trở thành những kỷ niệm. Này cô gái, hãy cứ yêu đi, nếu con tim mãi khóa như thế! Yêu và được yêu là quyền của bất cứ cô gái nào.

 

Mùa yêu đầu – MƠ MỘNG, nó đặt tên tình yêu tuổi học trò hồn nhiên ngây thơ pha màu của mộng mơ và hứa hẹn. Mùa yêu đầu, nó bắt đầu tình yêu chỉ với một cái liếc nhìn nháy mắt của một anh chàng khóa trên bảnh bao.

Mùa yêu đầu, nó và anh cùng đến trường với những ước mơ hoài bão chung, hạnh phúc giản đơn dễ thương là cái nắm tay nhẹ nhàng, ánh nhìn e thẹn rụt rè để chúc nhau “Happy Valentine”

Mùa yêu đầu, nó bắt đầu biết nhớ biết thương một người dưng ngoài gia đình và người thân khi xa nhau.

Mùa yêu đầu, ước mơ và hoài bão ngày ấy chia đôi hai con đường, cả anh và nó chúc nhau hạnh phúc và thành công làm bạn đồng hành trên đoạn đường còn lại. Nhẹ nhàng đến và cũng nhẹ nhàng đi.

này cô gái cứ yêu đi


Mùa yêu thứ hai – CHIA LY, cái tên luôn gợi nhớ về những ký ức đau buồn, nó và anh bắt đầu tình yêu trên cơ sở của tình bạn lâu năm.

Mùa yêu thứ hai, anh và nó cùng nhau chia sẻ niềm vui nỗi buồn. Có anh bên cạnh để giúp nó xoa dịu những nỗi buồn, chữa lành những vết thương lòng, cười cùng những niềm vui và phác họa hạnh phúc tương lai của những ước mơ chung.

Mùa yêu thứ hai, hạnh phúc của anh không còn là hạnh phúc của nó. Anh lao vào những mối quan hệ mập mờ không đặt tên, anh bắt đầu những tình yêu mới chớp nhoáng và chia tay cũng trong âm thầm dù anh vẫn còn ở vị trí là người yêu của nó.

Mùa yêu thứ hai, nó mỉm cười bên những niềm đau. Nó không còn đủ dũng khí để giữ tình bạn với anh sau một vài tiếng nói còn chưa mở thành hình vướng trong miệng anh giây phút chia tay “Chia tay đi, anh có người khác rồi”.

Mùa yêu thứ ba – HY VỌNG, tiếp tục đặt tên cho tình yêu, nó mỉm cười với chính mình, nước mắt của nỗi buồn chia tay nhưng lại là hạnh phúc cho một hy vọng mới.

Mùa yêu thứ ba, đến và đi đều nhẹ nhàng, một cảm giác quen thuộc thân thương gợi nó nhớ đến mùa yêu đầu.

Mùa yêu thứ ba, anh và nó quen nhau qua một buổi tiệc sinh nhật, qua một ánh nhìn, qua một nụ cười, qua những cuộc gọi và qua những món quà anh tặng trong những dịp lễ. Mang những vết thương lòng của mùa yêu trước, nó chấp nhận làm người yêu của anh chỉ với một lý do để quên người cũ.

Mùa yêu thứ ba, anh vẫn chăm lo chu đáo, vẫn ân cần quan tâm, vẫn thường xuyên bên nó những khi nó cần và trân trọng tình yêu ấy bằng cả trái tim. Vết thương lòng nơi nó đã mờ dần theo năm tháng bên anh, nó bắt đầu biết cười thật sự sau những năm tháng dài sống với sự giả tạo mặc định nụ cười rập khuôn trên gương mặt của mình, nó bắt đầu biết hy vọng vào thứ tình cảm đã từng được gọi tên là yêu. Nhưng… nó vẫn chưa yêu anh và vẫn chưa quên…người cũ.

Mùa yêu thứ ba, hy vọng tình yêu nhen nhóm trong tim nó. Để con tim sẵn sàng cho một mối tình nghiêm túc và để chân tình của anh được nhận lại hạnh phúc, nó nên buông tay anh ra. Vẫn là cuộc hẹn như thường lệ, anh và nó đi dạo qua những địa điểm quen thuộc của hai đứa, đến những nơi đẹp nhất trong thành phố, ánh nhìn của anh trở nên xa xăm nhưng nụ cười vẫn tươi như mọi khi, anh nói: “Không nên để những kết thúc buồn hay bất cứ điều gì gợi buồn ở những nơi đẹp như thế này, anh chỉ muốn những ký ức đẹp của chúng ta gắn liền với cảnh đẹp và nhắc anh nhớ chúng ta cũng từng rất đẹp đôi thay vì nước mắt rơi khi đi ngang qua nơi này.”

anh yêu em


Vì thế, lời chia tay nó nói ra là tại một quán café cóc nhỏ, nằm trong góc của một con đường cụt gần nhà nó vì nó nghĩ chắc chắn anh sẽ chẳng bao giờ quay lại nơi này. Nó quay lưng đi trong nước mắt, tiếc cho một cuộc tình không trọn vẹn với anh, tiếc cho một trái tim chân thành đã không nhận được sự phúc đáp đáng có, tiếc cho sự tổn thương nó gây ra cho anh, tiếc cho con tim nó vẫn đang trong quá trình bắt đầu tự chữa lành vết thương nên không thể yêu anh,…nó khóc nhưng lại mỉm cười với hy vọng ngày mai con tim có thể yêu và cảm xúc có thể được sinh ra một lần nữa. Anh vẫn đứng đó, nhìn nó và mỉm cười chúc nó sớm tìm được cảm xúc cũng như tình yêu trong đời nhưng khóe mắt anh đỏ hoe. Cảm ơn anh, mùa yêu thứ ba.

Những mùa yêu đã qua, giờ đây nhìn lại nó mỉm cười, hạnh phúc sinh ra từ những niềm đau, vết thương lòng cũng không còn ám ảnh, nỗi đau cũng đã được xoa dịu, và con tim cũng có đủ dũng khí mở cửa lại một lần nữa.

Này cô gái chịu tổn thương vì tình yêu, cô gái luôn tự khóa cửa con tim mình, cô gái luôn xù lông trước những niềm tin và hy vọng, cô gái không muốn yêu.

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, tình yêu sẽ mang niềm tin và hy vọng đến bên nàng

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, nếu có thất vọng thì đã sao? Ta lại tìm kiếm một hy vọng mới, thế thôi.

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, nếu có đau khổ thì đã sao? Thời gian luôn là phương thuốc cho mọi loại tâm bệnh và vết thương lòng.

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, nếu tình yêu dang dở thì đã sao? Ít nhất cũng đã có ai đó cùng ta đi qua một đoạn đường và ký ức của ta trở thành những kỷ niệm.

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, nếu con tim mãi khóa như thế, nàng sẽ mãi chỉ một mình đơn độc với những nỗi buồn của riêng mình.

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, những hạnh phúc của tình yêu và cả những nỗi buồn của tình yêu sẽ dạy cho nàng trưởng thành cũng như mạnh mẽ hơn rất nhiều trước những chông gai của cuộc sống.

Này cô gái, hãy cứ yêu đi, vì yêu và được yêu là quyền của bất cứ cô gái nào.

 

nguồn:

Những Câu Nói Hay Về Tình Yêu Mà Con Gái Thích Nghe Nhất

Ngôn từ là một trong những loại “vũ khí” có tính hủy diệt cực kỳ to lớn đối với cuộc sống con người. Và đặc biệt trong tình yêu, thì ngôn từ, lời nói sẽ là một trong những gia vị giúp cho tình yêu thêm ngọt ngào và lãng mạn hơn, nhưng đôi khi chính những lời nói sẽ trở thành những nhát dao cứa tim, làm lòng người tan nát. Sau đây là những câu nói hay nhất mà người con gái thích nghe nhất từ người con trái. Các bạn trai hãy chú ý, để áp dụng và bày tỏ với các nàng của mình nhé.


nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-

Những câu nói hay về tình yêu mà con gái thích nghe nhất : ” Em à, anh đã bị cảm nặng và nó đã chuyển sang giai đoạn cuối rồi. Phương thuốc duy nhất có thể cứu thoát anh khỏi lưỡi hái tử thần đó chính là ánh mắt, nụ cười, là sự quan tâm và một tình yêu cháy bỏng của em”

nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-

Hình ảnh tình yêu đẹp qua những câu nói hay dành cho con gái sẽ là một lời tỏ tình vô cùng ngọt ngào và lãng mạn.

nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-

Những câu nói hay về tình yêu của Song Joong Ki trong Hậu duệ mặt trời sẽ là những câu nói khiến phái nữ”đốn tim”

nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-

Các chàng trai còn chần chờ gì nữa mà không lựa chọn cho mình một lời tỏ tình hay như những câu nói trên để bày tỏ với người con gái mình yêu.

Nguồn tham khảo: http://blogtraitim.info/nhung-cau-noi-hay-ve-tinh-yeu-ma-con-gai-thich-nghe-nhat/

LỄ CƯỚI CÔNG GIÁO

NGHI THỨC LỄ CƯỚI CÔNG GIÁO

Nếu bạn là người công giáo thì chắc bạn nắm rất rõ về nghi thức lễ cưới này, còn nếu bạn là người không phải công giáo thì tôi thân thiện và chân thành muốn chia sẻ với bạn một điều mà chỉ những người công giáo chúng tôi mới được cảm nhận và lãnh nhận bí tích này, đó là bí tích hôn phối(hôn nhân), bí tích này chỉ đươc cử hành trong thánh đường(nhà thờ) mà thôi, cái từ  hôn phối(hôn nhân) chắc bạn cũng hiểu,  có nghĩa là một bí tích dành cho hai người muốn kết hôn và xây dựng hạnh phúc gia đình với nhau, bí tích này do Thiên Chúa lập ra để phối hợp hai người với nhau thành vợ chồng, bí tích này còn có tên là bí tích hôn nhân và gia đình.

Thiên Chúa là ai bạn có biết không? Ngài là đấng tối cao, là một vị vua vô hình và ngự  trị trên trời. Do vậy mà bí tích này ngài lập ra và thực hiện qua các Linh Mục (linh mục là người cử hành thánh lễ), cho nên Linh Mục chính là người được Thiên Chúa ủy quyền làm nhiệm vụ này. Như vậy việc làm của Thiên Chúa có cao siêu và huyền bí bạn nhỉ. Nếu bạn có thời gian tham gia những bí tích và ngày lễ khác nữa thì tôi đảm bảo bạn sẽ cảm thấy thú vị trong sự linh thiêng và tôn nghiêm, nếu tham gia nhiều lần tôi nghĩ sẽ có ngày bạn sẽ xin gia nhập vào ngôi nhà chung của chúng tôi đó là ngôi nhà thờ mến yêu. Dưới đây là một số hình ảnh về Nghi Thức Lễ Cưới Công Giáo chúng tôi. Bạn hãy chiêm ngưỡng và suy nghĩ nó ý nghĩa như thế nào nhé.

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao14

Đây là hình ảnh đôi uyên ương đứng trước bàn thờ (cung thánh) để nguyện xin Thiên Chúa ban ơn và chúc phúc cho họ được sở hữu một mái ấm hạnh phúc sau khi thực hiện nghi thức lễ cưới của người công giáo

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao3

Hình ảnh đôi uyên ương này đang nguyện xin Thiên Chúa tha thứ mọi lỗi lầm của mình và chuẩn bị cho mình một tâm hồn trong sạch để xứng đáng lãnh nhận bí tích này.

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao13

Hình ảnh đôi uyên ương này đang tiến về bàn thờ (cung thánh) để chuẩn bị làm nghi thức lễ cưới

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao10

Hình ảnh Linh Mục đang cử hành thánh lễ, còn đôi tân hôn vừa xem lễ vừa chuẩn bị cho nghi thức của mình. Bởi vì nghi thức này được thực hiện vào cung đoạn ở giữa của buổi lễ.

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao17

Hình ảnh đôi tân hôn đang chuẩn bị cho nghi thức của mình

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao2

Hình ảnh cô dâu đang đọc Thánh Thư  trong nghi thức lễ cưới. Mặc dù cô dâu trong buổi lễ này thường mặc Áo Dái Cưới, hoặc áo dài truyền thống nhưng vẫn toát lên vẻ đẹp duyên dáng, dịu dàng của người con gái đất việt.

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao6

Hình ảnh chú rể đang đọc Thánh Thư  trong nghi thức lễ cưới

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao1

Hình ảnh Linh Mục (cha xứ) bất đâu cử  hành nghi thức lễ cưới cho cô dâu chú rể

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao15Hình ảnh Linh Mục và cô dâu chú rể đang tiến hành nghi thức lễ cưới,

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao8

Hình ảnh Linh Mục đặt tay cô dâu lên chú rể để thể hiện lời thề của đôi tân hôn trước mặt Thiên Chúa và cộng đoàn có mặt trong Thánh đường và cũng để thể hiện lời Thiên Chúa phán: ” Sự gì Thiên Chúa đã liên kết thì loài người không được phân ly ” đồng thời Linh Mục thay mặt Thiên Chúa chúc phúc cho đôi tân hôn.

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao19

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao4

Hình ảnh cô dâu và chú rể cầm tay nhau và nói lên sự  ưng thuận của hai người. Lời thề của cô dâu là : ” Em là … nhận anh … làm chồng và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với anh, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng anh mọi ngày suốt đời em “. Lời thề của chú rể là : ” Anh là …nhận em …làm vợ và hứa sẽ giữ lòng chung thủy với em, khi thịnh vượng cũng như lúc gian nan, khi bệnh hoạn cũng như lúc mạnh khỏe, để yêu thương và tôn trọng em mọi ngày suốt đời anh “.Đó là lời thề mà tất cả các đôi tân hôn lãnh nhận bí tích này đều phải thề như vậy. Đây là lời thề hết sức quan trọng trong nghi thức này và cả trong suốt cuộc đời của đôi tân hôn kể từ giây phút này.

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao16 Trước khi trao Nhẫn Cưới  này cho nhau thì Linh Mục sẽ làm phép cho những chiếc nhẫn này rồi cô dâu và chú rể mới trao nhẫn cưới cho nhau.

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao12

Hình ảnh Linh Mục chúc phúc cho đôi tân hôn sống đúng với lời thề của mình .

nghi-thuc-le-cuoi-cong-giao18Hình ảnh cô dâu chú rể đăng kí vào cuốn sổ danh sách các đôi tân hôn đã làm nghi thức lễ cưới. Đến đây nghi thức lễ cưới công giáo đã kết thúc trọn vẹn. Như vậy đến đây họ đã trở thành vợ chồng trước mặt Thiên Chúa và mọi người.

Đám cưới mùa đi cấy.

Mùa đi cấy:

Bất chợt sáng nay khi bước ra khỏi cửa, một cơn gió đồng lành lạnh hanh khô phà vào mặt, vào mũi làm lòng tôi lâng lâng nhẹ nhõm.

Mặt trời lên sớm hơn mọi khi, mấy hôm nay có vẻ như càng ngày nó càng chếch về phương Nam và dù đã lên khỏi đầu ngọn cây hơn một sào nhưng nắng vẫn dìu dịu, không còn hậm hực như vài hôm trước đây.

Hồi xưa đi cấy đâu phải như bây giờ’.

Mẹ kể rằng khi mẹ còn ở tuổi 18 đôi mươi, công cấy khi ra đồng ai nấy đều mặc áo dài. Thường là áo dài đen, vạt trước phải quấn ra sau như thế nào để che phủ hết phần mông khi khom lưng cấy mới được.

Hồi ấy vải ‘tám’ màu trắng, muốn có màu đen phải hái lá bần nấu sôi nhúng vào nhuộm rồi đem ngâm trong bùn (đất) khoảng 1 tháng cho chắc vải, sau đó lấy lên giặt sạch để dùng được lâu.

Viết về quê hương: Nhớ mùa cấy của mẹ năm xưa

Cánh đồng lúa tuổi thơ. Ảnh: Internet.

Bây giờ nhớ lời mẹ kể rồi hình dung lại mới thấy cái cảnh cấy xưa kia sao mà nó đẹp thanh thóat, ngọt ngào quá! Đôi khi tôi tự nghĩ, cũng không là cường điệu khi gọi đó là nét ‘văn hoá cấy’ hay nói chung chung là ‘văn hóa ruộng đồng’.

Mà đâu chỉ có bao nhiêu đó; đi cấy, dù cấy đồng gần hay đồng xa, sáng nào người nông dân cũng phải thức từ 3h để nấu cơm nếp mang theo ăn.

Có lần tôi hỏi mẹ đi cấy như vậy có cực lắm không? Mẹ bảo cực thì có cực nhưng cũng vui lắm, nhiều khi ông ngoại không cho đi nhưng mẹ cứ trốn ông mà đi theo người hàng xóm.

Nhiều lần hỏi mẹ tôi mới biết, không chỉ riêng mẹ mà hầu hết người nông dân thời ấy ai cũng vậy, hễ đi cấy rồi thì mùa cấy năm nào cũng phải theo cho tới mãn mới thôi. Cái khiến họ mê đi cấy là mê vạn và mê hò.

Vạn tức là vạn cấy, mỗi vạn cấy có khoảng 15 – 20 người có khi lên tới 30 bởi vậy mà đôi khi người đầu tiên bắt đầu xuống ruộng cấy thì 10 – 15 phút sau người cuối cùng mới xuống ruộng.

Từ lúc xuống ruộng cho tới chiều lúc nào cũng không ngớt những câu hò đối đáp nên bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến theo những câu hò.

Cũng theo mẹ, nếu ai biết truyện xưa thì cứ lấy tích xưa mà hò, ai có khả năng hò ứng khẩu cũng tốt.

Công cấy ai cũng thuộc nằm lòng hàng trăm câu hò, đó là chưa nói qua nhiều mùa cấy có thể ứng khẩu hò môi.

Trong ký ức một thời đi cấy mẹ không ngại hò cho tôi nghe những khi tôi muốn tìm hiểu.

– Hò…hơ…ơ… Thân tôi thác thể giường ngà,

Thân ông chiếu rách…ờ…Hò ..hơ…hớ…Thân ông chiếu rách có mà mơ cao.

– Hò…hơ…ơ…Vái trời cho gió thổi mau,

Cho manh chiếu rách…ờ….hò…hơ…ớ… cho manh chiếu rách nằm cao trên giường ngà.

Hò đối đáp có thể là những câu lục bát, có thể là song thất lục bát hoặc cả hai cùng biến thể cho tròn ý.

Viết về quê hương: Nhớ mùa cấy của mẹ năm xưa

Bà con cấy lúa. Ảnh: Internet.

Mỗi lần mẹ hò tôi chép lại cũng được năm ba câu. Nói là vui hò cho quên cực nhưng có đôi lúc vui đâu không thấy chỉ thấy công cấy phải cười ra nước mắt.

Mẹ kể có một lần cấy ruộng của ông cả Thị, một điền chủ có khá nhiều ruộng trong vùng. Ông này thường hay tính toán lường công công cấy nên buổi chiều gần đúng giờ về ai nấy cùng cấy chậm lại cho đỡ mệt và cũng để cùng lối là đúng giờ về.

Biết được ẩn ý này ông ta giả bộ đi lên đầu ruộng và đợi khi gần dứt lối ông bắt người cấy đầu lối lên bắt lối mới. Khi vừa xuống lối ông ta lại cho về.

Công cấy ức lắm nhưng cũng không làm gì ông được chỉ biết càm ràm ông trùm vạn mà thôi. Trùm vạn gặp cảnh trên đe dưới búa như vậy cũng phải cũng phải ép lòng mà chịu để hưởng một đầu công.

 

“Ngày em lo nương khoai, dưới mưa dầm anh lo cày cấy”

Nghe bài này hôm đám cưới .

Ngày Hạnh Phúc


Tác giả: Lam Phương

Ngày hôm nay thanh thanh
Gió đưa cành mơn man tà aó
Làn mây xanh vây quanh ánh vừng hồng chiếu xuống niềm tin
Đàn chim non tung tăng như đón chào ngày vui thế gian
Chúc ai tìm được bến mơ
Mừng cho đôi uyên ương sớm sum vầy trong hạnh phúc
Và đôi tay thân yêu sẽ là nguồn sống của đời ta
Nhiều khi mong trăng lên chung chén trà kể chuyện thuở xưa
Bên bếp hồng đùa vui trẻ thơ

Từ khi sánh vai nên đôi bạn hiền
Đêm về nghe con khóc vui triền miên
Lời ru trong đêm vắng với tình thương chứa chan
Còn mong ước gì vì ta vẫn bên nhau
Ngày em lo nương khoai dưới mưa dầm anh lo cầy cấy
Dù cho bao gian lao nhưng tình nghèo góp sức mà vui
Cầu cho mai sau gió đưa thuyền tình về bến mơ,
Phút bạc đầu, đẹp lòng lứa đôi

Đám cưới của người Mường mùa đi cấy.

Vào mùa cấy, người phụ nữ có thai không được xuống cấy trước vì sợ thai nghén. Để việc sinh đẻ được dễ dàng thì vào mỗi buổi sáng sớm người thai phụ phải là người dậy sớm nhất vầ đi mở tất cả các cửa lớn, nhỏ trong nhà.
Theo quan niệm của người Mường, thân thể người phụ nữ có thai không được sạch sẽ vì vậy họ phải tránh tham gia vào các lễ hội của xóm làng cũng như tất cả các nghi lễ tôn giáo khác. Vì nếu họ tham gia thì thánh thần sẽ không hài lòng, không phù hộ thậm chí còn có thể mang tới tai họa cho cả làng.

1346_552908371435494_1726985049_n

Người con gái khi đã đi lấy chồng cũng như gia đình nội ngoại hai bên, đối với họ việc cô dâu mới có tin mừng là việc quan trọng nhất sau ngày cưới và đối với cả cuộc đời của người phụ nữ. Người phụ nữ Mường rất coi trọng viếc sinh con, nhất là con đầu lòng. Người Mường cho rằng khi sinh con thì vai trò làm cha, làm mẹ chính thức được xác lập, người đàn ông và người phụ nữ đó chính thức trưởng thành. Hơn nữa “trẻ cậy cha, già cậy con” vì vậy có con còn là có chỗ nương tựa lúc tuổi già. Chính vì vậy mà người Mường có rất nhiều những sự kiêng kỵ trong quá trình người phụ nữ mang thai và sinh đẻ.
Theo tục lệ của người Mường, khi người phụ nữ mang thai họ vẫn đi làm bình thường nhưng tránh làm các công việc nặng nhọc và không được với tay quá cao. Người thai phụ phải giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ, tránh việc nóng giận hoặc các cảnh tượng hãi hùng, tang thương nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi và tới đứa trẻ sau này.
Khi người phụ nữ mang thai họ phải tránh các loại quả sinh đôi không được ăn để đứa trẻ sinh ra không bị kết dính có nghĩa là sinh đôi, tránh ăn thịt các con vật đã chết vì sợ khi sinh sản phụ sẽ bị thiếu máu và băng huyết, không ăn các loại ốc, hến, trai, sò vì sợ đứa trẻ sinh ra nhiều dãi dớt. Người thai phụ không được uống nước đựng trong ống bương mà bị chặt vát đầu vì sợ đứa trẻ sinh ra bị sứt môi.
Bên cạnh những sự kiêng kỵ trong ăn uống thì thai phụ cần phải tránh: Thấy rắn không được đánh nếu không lưỡi đứa trẻ sẽ bị thè ra. Tránh dẫm chân lên vỏ cây làm quan tài vì dễ bị sẩy thai, khi đi qua ngĩa địa hay cửa đình phải dắt lá cây vào người để trừ tà. Đặc biệt phải tránh các đăm tang và cả đám cưới vì đi đến đám tang có thể ảnh hưởng xấu tới hai mẹ còn, còn đến đám cưới sẽ ảnh hưởng xấu tới đôi vợ chồng trẻ và gia đình họ… Vào mùa cấy, người phụ nữ có thai không được xuống cấy trước vì sợ thai nghén. Để việc sinh đẻ được dễ dàng thì vào mỗi buổi sáng sớm người thai phụ phải là người dậy sớm nhất vầ đi mở tất cả các cửa lớn, nhỏ trong nhà.
Theo quan niệm của người Mường, thân thể người phụ nữ có thai không được sạch sẽ vì vậy họ phải tránh tham gia vào các lễ hội của xóm làng cũng như tất cả các nghi lễ tôn giáo khác. Vì nếu họ tham gia thì thánh thần sẽ không hài lòng, không phù hộ thậm chí còn có thể mang tới tai họa cho cả làng.

Người Mường quan niệm, đã là con gái đi lấy chồng thì phải sinh ở nhà chồng. Các cô gái khi đã xuất giá mà tới thời kỳ sinh đẻ thì tốt nhất là không nên về nhà bố mẹ đẻ, nếu lỡ về thăm mà trở dạ thì phải đẻ ở dưới sàn nhà. Vì theo quan niệm của họ “con gái là con người ta”, vì vậy cháu ngoại đã mang dòng máu khác, “khác máu tanh lòng” nên nếu để máu rơi trong nhà sẽ mang lại rủi ro cho gia đình. Đối với những người phụ nữ chửa hoang thì tục lệ càng khắt khe hơn nữa. Đến kỳ sinh nở người ta bắt người phụ nữ đó phải ra đẻ ngoài vườn không được vào trong nhà hoặc làm lán ngoài vườn cho đẻ và ở luôn ngoài đó tới hết thời gian ở cữ mới được vào nhà. Người phụ nữ có chửa trước khi cưới cũng bị phạt như vậy.

10151342_679139892145674_558142876_n (1) 1965070_684296988296631_360756724_n 1601067_647993158593681_726971890_n 1503971_633003803425950_164255721_n 1390651_629359810457016_1014364054_n 1186866_568063816586616_443989990_n 1149000_573652679361063_414062188_n

 

Cưới hỏi vào mùa Xuân.

Phong Tục Cưới Hỏi Độc Đáo Của Người H’Mông

Vào mùa xuân, khắp các cung đường Tây Bắc rực rỡ sắc màu thổ cẩm của các thiếu nữ tay trong tay rủ nhau xuống chợ, đi chơi xuân hay tham gia vào lễ cưới ở bản. Người H’Mông thường tổ chức lễ cưới hỏi vào dịp này bởi quan niệm mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở, là lúc thời tiết đẹp và tươi sáng nhất. Để có những cuộc gặp gỡ, giao duyên và nên vợ nên chồng như vậy, cứ mỗi dịp chợ phiên, nhất là dịp Tết của người H’Mông, con trai con gái ở độ tuổi 13-15 lại rủ nhau xuống chợ. Các thiếu nữ thay những bộ quần áo mới, trang điểm cho mình thêm xinh xắn rồi hòa vào không khí tấp nập của chợ phiên để hẹn hò.
Những chàng trai H’Mông ở Lào Cai, hay Hà Giang… thường chọn cô gái to khỏe, bắp chân săn vồng, cặp mông mẩy nhún nhảy trong làn váy theo mỗi bước đi. Theo quan niệm của họ, những người con gái đó vừa biết làm nương, se sợi, đẻ mắn và khéo nuôi con.
Phong Tục Cưới Hỏi Độc Đáo Của Người H'Mông
Theo phong tục của người H’Mông, hôn nhân phải đủ nghi lễ như dạm hỏi, ăn hỏi và lễ đón dâu, tất cả đều được tổ chức vào ngày lành tháng tốt. Lễ dạm hỏi bắt buộc phải có hai ông mối thông thuộc các bài hát nghi lễ cưới xin, kết nối hai nhà để làm thủ tục dạm hỏi và hẹn ngày đón dâu.
Để chuẩn bị cho đám cưới, gia đình chú rể sẽ mời những người trong dòng họ về cùng bàn bạc và chuẩn bị sắm đồ sính lễ. Ngoài thịt lợn, thịt gà, tiền mặt và một số vật dụng, thuốc lào và rượu ngô là hai thứ không thể thiếu khi mở đầu câu chuyện. Mâm cỗ cúng gia tiên không thể thiếu xôi ngũ sắc và thịt lợn, thường được chính mẹ chú rể hoặc một người phụ nữ lớn tuổi trong gia đình chuẩn bị.
Vào ngày trọng đại, người thân và những người tham dự lễ cưới thường mặc trang phục truyền thống đẹp nhất do chính người phụ nữ H’Mông thêu và may. Khi họ hàng chú rể đã tụ tập đông đủ, trưởng họ bàn giao đồ lễ cho ông mối và cùng nhau kiểm tra đồ lễ thật chu đáo, phân công công việc, họ cùng nhau uống rượu.
Đám cưới người H’Mông bao giờ cũng có phù rể. Sau khi trưởng họ thắp hương trên bàn thờ tổ tiên, trưởng đoàn (ông mối) sẽ hướng dẫn chú rể cùng phù rể vái lạy tổ tiên trời đất (2 lạy tổ tiên, 2 lạy phía ngoài lạy trời đất) rồi đi một vòng quanh bàn để xin phép. Sau đó, họ chuẩn bị lên đường đi đón dâu.
Sau khi ông mối hát bài “Xin chiếc ô đen” và nhận từ tay trưởng họ túi vải, ô, đoàn đón dâu sẽ đến cửa nhà gái. Người ta quan niệm ô để che mưa nắng trên đường rước râu, còn túi để dựng những vật dụng cần thiết của cô dâu khi về nhà chồng.
Khi đến nhà gái, nếu thấy cửa đóng, ông mối sẽ phải hát bài “Xin mở cửa”. Thường thì gia đình cô dâu đã mở cửa sẵn sàng đón khách. Sau đó, họ mời nhau hút thuốc. Lời hát bài “Xin bàn ghế” của ông mối vừa dứt thì bàn rượu được bày ra và gia đình 2 bên cùng nhau uống rượu. Ông mối bàn giao đồ lễ cho nhà gái gồm thịt lợn, thịt gà, rượu ngô, mèn mén, cơm xôi, tiền mặt…
Cô dâu lúc này cũng đã chuẩn bị xong bộ trang phục truyền thống do chính tay mình may, ở trong phòng riêng, được mẹ đẻ căn dặn kỹ càng trước khi về nhà chồng. Sau khi nhà trai xin phép, phù dâu sẽ vào buồng và dắt cô dâu ra ngoài.
Phong Tục Cưới Hỏi Độc Đáo Của Người H'Mông
Một đám cưới người Mông được tái hiện. 
Phù rể sẽ cùng chú rể quỳ lạy tổ tiên, vái lạy cha mẹ nhà gái trước khi rước dâu đi. Sau khi hoàn tất các thủ tục, cô dâu được 2 anh em trong gia đình dắt tay ra cửa trao cho người đón đâu. Đoàn rước dâu sẽ phải đi khắp bản làng để mọi người cùng chứng kiến.
Theo phong tục, khi cô dâu, chú rể đã ra khỏi cửa thì không được quay đầu nhìn lại nhà cha mẹ cô dâu nữa. Đoàn đón dâu đi đến nửa đường phải dừng chân nghỉ lại, bày đồ ăn thức uống ra để ông mối làm lễ mời các vị thần.
Trước khi vào nhà trai, cả đoàn phải dừng lại trước cửa để bố của chú rể đón cặp vợ chồng. Trên tay ông cầm sẵn một con gà trống để làm phép, đưa sang trái và phải 3 cái để xua đuổi những điềm không may, đón những điều may mắn và làm lễ nhập gia cho cô dâu mới.
Lúc này, người làm mối sẽ trao cô dâu cho họ nhà trai. Sau khi báo cáo việc đưa đoàn dẫn dâu thành công, họ lại cùng nhau nâng những chén rượu ngô nồng ấm, chúc tụng những lời tốt đẹp, cầu chúc cho đôi trẻ hạnh phúc bền lâu. Cỗ tiệc ở nhà trai lúc này cũng đã được bày sẵn, trưởng họ nhà trai mời tất cả mọi người trong bản, gia đình nhà gái ở lại phá cỗ mừng dâu mới.
Nguồn: http://taybacsensetravel.com/phong-tuc-cuoi-hoi-doc-dao-cua-nguoi-hmong-n.html

Đám cưới vào ngày Tết, nên hay không?

Những ngày đầu xuân năm mới có nên làm đám cưới hay không? Cùng xem những ưu và khuyết điểm của đám cưới ngày Tết để quyết định nhé!

 

Ưu điểm

Đây là một thời gian tốt đẹp. Những ngày đầu tiên của mùa xuân theo âm lịch thường rất thích hợp cho một cho lễ kỷ niệm và niềm vui. Đó như một điềm báo của những khởi đầu mới. Đám cưới của bạn, nếu được tổ chức trong thời gian này, sẽ được xem như là một kỷ niệm đẹp.

Ngày xuân sắc đỏ sẽ mang lại những may mắn cho cặp vợ chồng son.

Những bông hoa để trang trí đám cưới vào thời điểm này cũng rất đa dạng. Bạn có thể chọn một vài bông hoa lựa mà chỉ nở trong mùa này, giống như mẫu đơn, cây liễu pussy, hoa anh đào và hoa thủy tiên, để trang trí đám cưới của riêng bạn

dam cuoi vao ngay tet nen hay khong
Ngày xuân sắc đỏ sẽ mang lại những may mắn cho cặp vợ chồng son.

Đầu năm, các nhà hàng, khách sạn, hội trường đều được trang trí rực rỡ cho Tết nên bạn không phải tốn thêm tiền cho hoa và trang trí.

Ngày Tết, mọi người đều được nghỉ nên đám cưới của bạn sẽ trở nên đông vui hơn.

Nhược điểm

Bạn có thể sẽ mất chi phí nhiều hơn. Sẽ rất khó khăn trong việc thuê địa điểm cưới, thuê người trang trí, phục vụ vì thời điểm này đa phần đều đang bận rộn với lễ Tết.

Bạn sẽ thiếu người giúp đỡ trầm trọng và gặp khó khăn trong mọi khâu chuẩn bị vì cơ bản chỉ có gia đình bạn làm thôi.

Chuẩn Bị Lễ Vật Ăn Hỏi Của Người Miền Trung

Miền Trung là vùng đất cằn sỏi đá phải chịu những khắc nghiệt của khí hậu nên con người cũng chân chất thật thà và dễ gần. Vì thế việc chuẩn bị lễ vật ăn hỏi của người miền Trung cũng thật đơn giản không cầu kì như miền Bắc và miền Nam. Nói là đơn giản nhưng không có nghĩa là qua loa quá mức, phải chuẩn bị lễ vật đầy đủ để tỏ sự tôn trọng với nhà gái. Dưới đây là những lễ vật phải chuẩn bị trong ngày ăn hỏi ở miền Trung.

1. Trầu cau

Người xưa có câu miếng trầu là đầu câu chuyện, không chỉ riêng gì người miền Trung và miền Nam và miền Bắc cũng coi trong việc chuẩn bị lễ vật này. Bởi trầu cau là tượng trưng cho tình nghĩa keo sơn gắn bó của vợ chồng, việc chuẩn bị bao nhiên lá trầu bao nhiêu quả cau thì người miền Trung không quy định chỉ cần sắp xếp sao cho mâm lễ trông gọn gàng đẹp mắt là đươc.

le-vat-an-hoi-

Riêng ở Huế thì khác một chút xíu đó là trong mâm trầu cau có thêm gừng và muối để thế hiện lời hứa thủy chung của đôi trẻ trước ngày cưới.

2. Bánh phu thê.

Bánh phu thê tượng trưng cho sự thủy chung son sắc của vợ chồng đến cuối đời, đây là lễ vật mà nhà trai muốn chúc phúc và cũng là lời hứa hẹn mà nhà trai dành cho nhà gái. Vì thế lễ vật này cũng không kém phần quan trọng, những chiếc bánh được sắp xếp theo từng cặp tượng trưng cho chàng trai và cô gái. Mâm lễ được sắp xếp gọn gàng theo số chẵn không yêu cầu về số lượng.

le-vat-an-hoi-3. Chè, rượu và thuốc.

Chè, thuốc và rượu được sắp xếp chung một mâm lễ và cũng không quy định số lượng. Đây là lễ vật mà nhà gái muốn tạo cho nhà trai thể hiện thành ý của mình.

le-vat-an-hoi-4. Cặp nến tơ hồng.

Nến tơ hồng bạn không nên quên nhé vì đây là lễ vật quan trọng, nến tơ hồng sẽ được thắp trong ngày lễ ăn hỏi.

le-vat-an-hoi-5. Một số lễ vật khác.

Lễ vật này có thể là lợn quay, gà quay, tiền sính lễ,.. giống như một lời thành ý nhà trai cảm ơn nhà gái.

le-vat-an-hoi-Qua bài viết trên đây chúc các cặp đôi không còn bối rối trong việc chuẩn bị lễ vật ăn hỏi nữa nhé!

Lời Phát Biểu Đám Cưới Của Họ Nhà Trai Hay Nhất

Lễ cưới sắp được tổ chức nhưng chú rể vẫn chưa chuẩn bị hoàn hảo cho khâu đọc lời phát biểu đám cưới của họ nhà trai khiến bạn lo lắng không yên. Cưới hỏi Bắc Ninh sẽ giúp bạn có được bài phát biểu đám cưới hay và ý nghĩa nhất nhằm chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ trong ngày hạnh phúc của họ.

Một bài phát biểu đám cưới của họ nhà trai trong lễ cưới gồm 3 phần: phần giới thiệu, phần lí do và phần chúc phúc. Và đến khâu này thì thường được phát biểu theo trình tự: nhà trai phát biểu trước, nhà gái tiếp theo sau. Dưới đây là bài phát biểu mẫu của đại diện họ nhà trai trong lễ cưới:

Phát biểu của họ nhà trai trong lễ cưới

loi-phat-bieu-dam-cuoi-cua-ho-nha-trai

Đại diện họ nhà trai đọc lời phát biểu đám cưới chúc mừng cho hạnh phúc của đôi vợ chồng trẻ

+ Phát biểu của đại diện họ nhà trai tại hôn trường họ nhà gái:

“Kính thưa cụ ông, cụ bà, anh chị em nội ngoại của hai gia đình cùng bạn bè gần xa thân thiết của hai cháu.

Trước tiên, tôi xin đại diện cho họ nhà trai kính chúc sức khoẻ các cụ ông cụ bà anh chị em của hai gia đình, bạn bè thân thiết của hai cháu có mặt đông đủ tại đây để chúc mừng hạnh phúc cho hai cháu….

Tôi xin được tự giới thiệu tôi tên là… là … của cháu … Được sự chấp thuận của gia đình hai bên, hôm nay, gia đình chúng tôi xin phép thay mặt bên họ nhà trai, xin có cơi trầu kính dâng gia tiên bên họ nhà gái và xin phép được đón cháu … về làm dâu trong nhà tôi, và về làm cháu trong họ … chúng tôi. Và đồng thời gia đình tôi cũng xin phép gia đình ông … và bà … cho cháu … được làm con làm cháu trong gia đình chúng tôi. Xin kính mong ông bà nhận cơi trầu xin dâu của họ nhà trai chúng tôi.

+ Phát biểu xin dâu của đại diện nhà trai:

Kính thưa các cụ ông cụ bà, anh em nội ngoại gần xa, bạn bè thân thiết của hai cháu.

Giờ tốt đã đến tôi xin đại diện cho đoàn đại biểu họ nhà trai xin trân trọng cảm ơn sự đón tiếp nhiệt tình của họ nhà gái đối với đoàn đại biểu nhà trai chúng tôi. Mong muốn rằng tình cảm mà hai gia đình dành cho nhau sẽ ngày càng gắn bó thắm thiết hơn.

Sau đây xin phép các cụ các ông các cụ bà, anh em nội ngoại và đông đủ bạn bè của cả hai cháu họ nhà trai chúng tôi được đưa cháu… về gia đình ông … và bà … để tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu.

Kính mời các cụ ông cụ bà cùng bạn bè của hai cháu về dự tổ chức với họ nhà trai chúng tôi.

Tôi xin trân trọng cảm ơn.

loi-phat-bieu-dam-cuoi-cua-ho-nha-trai-1

Bài phát biểu đám cưới là nghi thức cưới hỏi không thể thiếu 

+ Phát biểu của đại diện nhà trai tại hôn trường họ nhà trai:

Thưa toàn thể hội hôn!

Thay mặt họ nhà trai, tôi xin cảm ơn lời phát biểu chân tình, đầy trách nhiệm mà ông đại diện họ nhà gái vừa phát biểu và có lời căn dặn tới 2 cháu. Một lần nữa, thay mặt toàn thể họ nhà trai xin được cảm ơn các cụ, các ông, các bà, các anh, các chị và các bạn nam nữ đã dành thời giờ vàng ngọc của mình để đưa cháu …  về với nội tộc chúng tôi. Chúng tôi xin được hứa với họ nhà gái sẽ chỉ bảo, giúp đỡ và làm trong trách nhiệm để đưa các cháu nhanh hòa nhập với cuộc sống cũng như gia phong mỹ tục của nội tộc chúng tội.

Hai cháu … và … đã gặp nhau, quen nhau, yêu thương nhau, có quãng thời gian tìm hiểu nhau để đi đến cuộc hôn nhân này, họ nhà trai chúng tôi rất vui mừng vì thêm được dâu mới, có thêm một người con, người cháu trong gia đình. Chúng tôi sẽ dốc hết mình vun vén cho hạnh phúc hai cháu, cũng mong các công, các bà, cô, dì, chú, bác họ nhà gái yêu quý và chỉ bảo cháu… nhà chúng tôi, cháu vẫn còn trẻ người non dạ, có gì không nên không phải mong gia đình dạy bảo cháu thêm.

Sau đây xin mời toàn thể hội hôn chúng ta ăn trầu, uống nước, múa vui ca hát để chúc phúc cho đôi vợ chồng trẻ. Tôi xin được nhường lời lại cho ban tổ chức để buổi lễ thành hôn được tiếp tục. Xin trân trọng cảm ơn!

Bí Quyết Về Sự Chuẩn Bị Đám Cưới Của Bạn Được Thành công Trọn Vẹn

Trước lúc tổ chức đám cước có những việc không buộc bạn phải làm, nhưng ngược lại có một việc mà bạn không thể không làm đó là ” công tác chuẩn bị “ cho một đám cưới hoàn hảo và trọn ven. Một đám cưới mà gặp nhiều chướng ngại vật, không trôi chảy và đặc biệt là không vừa ý với mọi người thì đây là điều mà không một đôi tân hôn nào muốn cả phải không bạn, việc chuẩn bị một cách chu đáo sẽ khiến cho mọi việc tiến hành một cách trôi chảy và thuận tiện cho gia đình và anh em họ hàng (những người giúp đám) đồng thời làm cho mọi người bằng về đám cưới của mình, không những thế họ sẽ còn khâm phục bạn nữa. Vậy thì công việc chuẩn bị này được thực hiện như thế nào ? dưới đây chúng tôi sẽ bật mí với bạn một bí quyết về chuẩn bị cưới, nếu bạn nằm trong danh sách này thì đừng bỏ qua trang này nhé.

chuan-bi-cuoi25

Đầu tiên để chuẩn bị cho một đám cưới bạn cần phải có kinh phí, điều này rất quan trọng vì nó quyết định tất cả các công việc khác bạn nha.

chuan-bi-cuoi9

chuan-bi-cuoi2

chuan-bi-cuoi24chuan-bi-cuoi10

chuan-bi-cuoi3

Tiếp đến là công việc lựa chọn cho mình một chiếc Nhẫn Cưới đẹp và vừa ý cho cả người vợ (chồng) sắp cưới của mình. Để thể hiện sự  tôn trọng và cùng chung một quan điểm, cùng chung một mái ấm hạnh phúc, cùng đi chung trên một con đường và để hai người đều ưng ý thì cả hai người hãy tạo điều kiện để cùng nhau đi đến tiệm vàng và cùng chọn, tất nhiên hai người cùng chung một kiểu nhẫn thì đẹp và ý nghĩa hơn, mà thời đại bây giờ là thế, ít đôi chọn nhẫn khác nhau, dĩ nhiên điều này không ép buộc.

chuan-bi-cuoi11

chuan-bi-cuoi5

chuan-bi-cuoi6

chuan-bi-cuoi14

chuan-bi-cuoi15

chuan-bi-cuoi18

Công việc tiếp theo là đôi uyên ương hãy dành thời gian để cùng nhau đi tham khảo và chọn lựa về các lĩnh vực như : Trang Điểm Cô Dâu, Váy Cưới cô Dâu, Album Ảnh Cưới Đẹp, mẫu xe hoa đẹp, Nhà Hàng Tiệc Cưới (nếu tổ chức ngoài trời thì chọn khung cảnh sao cho đẹp và lãng mạn), ban Nhac Đám Cưới, bánh cưới, Hoa Cưới Cầm Tay, phông rạp và Cổng Hoa cưới và một số phụ kiện khác ( tùy từng trường hợp ).

chuan-bi-cuoi20

Công việc này thuộc về  chú rể đó là chuẩn bị cho mình một phòng cưới đẹp và lãng mạn (đây là nơi mà cô dâu chú rể thả mình vào không gian riêng chỉ hai người).

chuan-bi-cuoi19

Công việc này cũng nên làm là tìm và lụa chọn một địa điểm để thưởng thức Tuần Trăng Mật thật lãng mạn và ý nghĩa

chuan-bi-cuoi4

Và công việc cuối cùng là lên danh sách và viết Thiệp Cưới, vẫn đề này cô dâu chú rể cũng phải bàn bạc để tránh tình trạng trùng lặp, làm mất khách quan. Danh sách thường là : anh em, người thân, bạn bè, đồng nghiệp, đồng hương…

Và một công việc nữa nếu bạn cần là chọn người làm phù dâu, phù rể. Trên Đây là những việc cần làm trong công tác chuẩn bị của một đám cưới đối với người lương (không phải là người công giáo). Còn nếu bạn là người công giáo thì ngoài những công việc này bạn còn phải thêm một công việc hết sức quan trọng và cần thiết nữa là nghi thức lễ cưới công giáo, muốn được làm nghi thức này thì bạn phải hoàn tất chương trình ” giáo lý hôn nhân “.

Như vậy nếu bạn cứ thực hiện các công việc như  trên thì tôi đảm bảo đám cưới của bạn sẽ thành công một cách vui vẻ, náo nhiệt và trọn vẹn, làm vui lòng mọi người. Và một điều tôi sẽ tiết lộ với bạn đó là tất cả mọi công việc đo bạn đều có thể tìm và tham khảo cũng như  khám phá trên mạng nói chung và trang Cưới hỏi Bắc Ninh  nói riêng.

BÀI PHÁT BIỂU ĐÁM CƯỚI HAY VÀ Ý NGHĨA NHẤT

Kết quả của một tình yêu hôm nay cũng đã được đơm hoa kết trái. Những công tác chuẩn bị cho tiệc cưới diễn ra đã được hoản tất. Và hôm nay  đây đôi bạn trẻ của chúng ta chính thức bước vào thiên đường của tình yêu, ở đó có đầy đủ gia đình, người thân, bạn bè chứng giám cho tình yêu của họ.

 

Để có một tiệc cưới đi sâu vào trong lòng mọi người tham dự thì bài phát biểu trong đám cưới phải hay và mang ý ngĩa sâu sắc.

Thông thường chuyện cưới hỏi của cô dâu và chú rể không phải là chuyện của cá nhân họ, mà là chuyện vui của cả một họ tộc. Nên bài phát biểu đám cưới thông thường là người Trưởng tộc hoặc người nhiều tuổi phát biểu. Trước khi tiệc cưới diễn ra bạn phải thảo luận với gia đình, hoặc người đại diện phát biểu những ý kiến quan điểm của mình. Bài phát biểu phải ngắn gọn, súc tích và truyền tải được nội dung mà gia đình hai bên đề cập tới và gửi những lời cảm ơn chân thành đến những người tham dự.Chúng tôi xin đưa ra mẫu bài phát biểu đám cưới hay và ý nghĩa nhất:

bai-phat-bieu-dam-cuoi-hay-

Để phát biểu trong đám cưới thì theo phong tục cưới hỏi của Việt Nam thông thường bên gia đình nhà gái phát biểu trước vì như ngưới xưa thường nói bên “giao dâu” và bên họ nhà trai ” nhận dâu”

Đại diện cho họ nhà gái phát biểu:

Kính thưa toàn thể hôn trường, lời đầu tiên tôi xin gửi đến toàn thể hôn trường lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng nhất. Tôi đại diện cho họ nhà gái xin phát biểu ý kiến : Hôm nay là ngày…tháng ..năm tức ngày..tháng..năm âm lịch. Đại diện cho họ nhà gái : Tên, Quan hệ với cô dâu.

Qua thời gian tìm hiểu  nhau, và 2 cháu…và…được sự nhất trí của hai gia đình hôm nay 2 cháu đã tiến hành tổ chức lễ thành hôn . Và tục ngữ xưa có câu :” Trai khôn dựng vợ. Gái lớn gả chồng” cháu.. chúng tôi rất vinh dự được về làm dâu của Họ…Rất hân hạnh được kết thông gia với họ nhà trai là…Do tuổi đời còn ít nên kinh nghiệm còn non trẻ vì vậy rất mong gia đình họ nhà trai là Ông Bà…chỉ bảo, dạu dỗ cháu để cháu làm tròn bổn phận là người vợ hiền, con ngoan của gia đình.

bai-phat-bieu-dam-cuoi-hay-3

Đại diện cho họ nhà trai phát biểu:

Kính thưa toàn thể hôn trường lời đầu tiên cho phép tôi thay mặt cho họ nhà trai gửi tới hôn rường lời chào thân ái, chúc quý hôn trường đồi dào sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống.

Kính thưa toàn thể hôn trường ngày hôm nay tại gia đình nhà ông bà… Chúng tôi tổ chức lễ thành hôn cho hai cháu… Chúc tình yêu của hai cháu mãi mãi bền chặt. Đại diện cho họ nhà trai tôi xin tuyên bố cháu …chính thức là dâu họ…Xin hôn trường cùng nâng cốc rượu mừng hạnh phúc cho hai cháu.

bai-phat-bieu-dam-cuoi-hay-

bai-phat-bieu-dam-cuoi-hay-

Hãy cùng www.cuoihoibn.com tham khảo những nghi thức cưới hỏi của người Việt Nam. Chúc hai bạn hạnh phúc trọn vẹn!