Những ngày cưới đẹp năm 2022 theo từng tháng, giúp bạn chọn ngày cưới đẹp.

Những ngày cưới đẹp năm 2022 theo từng tháng, giúp cô dâu chú rể lựa chọn được ngày kết hôn đẹp tổ chức lễ cưới, để cuộc sống hôn nhân mãi hạnh phúc về sau.

Những ngày cưới đẹp năm 2022 theo từng tháng, giúp bạn chọn ngày cưới đẹp

Xem nhanhNhững tháng cưới hỏi mang lại cát lành, hạnh phúcTổng hợp những ngày cưới đẹp năm 2022

Xem ngày tốt xấu, xem ngày cưới, chọn ngày đẹp cưới hỏi năm 2022 là một trong những bước quan trọng, nhằm giúp cô dâu chú rể tìm được ngày kết hôn tốt nhất. Đây chính là cũng là tiền đề khởi đầu cho một cuộc sống hôn nhân viên mãn sau này.

Dưới đây, Cưới hỏi Bắc Ninh sẽ giới thiệu danh sách những ngày cưới tốt lành trong từng tháng năm 2022 Nhâm Dần, hy vọng sẽ giúp quý độc giả có được lựa chọn vừa ý nhất cho mình.

Những tháng cưới hỏi mang lại cát lành, hạnh phúc

Năm 2022 là năm Nhâm Dần, có thiên can Nhâm thuộc hành Thủy, địa chi Dần thuộc hành Mộc. Thủy Mộc tương sinh, chứng tỏ trong năm nay sẽ thuận cho việc kết hôn ăn hỏi cho 12 con giáp. Hôm nay, Tử vi tổng hợp sẽ chỉ ra những tháng thuận lợi nhất để các cặp đôi lựa chọn ngày tốt về chung một nhà.

Tháng 2 âm lịch

Tương ứng với tháng 2 âm lịch là tháng Quý Mão, thiên can tháng Quý gặp thiên can năm Nhâm tạo nên quan hệ Quan Sát khá xấu. Tuy nhiên ngoại trừ điều này thì không có cản trở nào lớn cả.

Tuy nhiên nếu xét kỹ, có thể thấy tháng Mão gặp năm Dần thì xuất hiện Thiên Ất quý nhân. Mão và Dần đều thuộc hành Mộc đồng vượng, vì thế mà đại lợi cho việc cưới xin. Đây cũng là một lựa chọn cho các cặp đôi đang muốn tiến hành sớm.

Tháng 5 âm lịch

Tháng 5 âm lịch là Bính Ngọ, may mắn Tam Hợp với năm Dần. Quý nhân Tam Hợp trong tuan niệm xưa vốn đại cát đại lợi cho vận tình duyên nên thích hợp cho việc cưới hỏi. Không chỉ vậy, nó còn có lợi cho việc mang thai và sinh nở nhờ có thiên can Bính Hỏa tương hợp tháng. Vì vậy, xét từ những khía cạnh khác nhau, tháng 5 âm lịch là một lựa chọn tốt để kết đôi hoặc có em bé trong tháng này.

Tháng 9 âm lịch

Trong tháng Canh Tuất, địa chi Tuất – Dần tương hợp, thiên can Canh Kim – Nhâm Thủy tương sinh sẽ mang lại hạnh phúc, bình yên cho những cặp đôi muốn kết hôn. Nếu bạn đang có dự định muốn tiến tới hôn nhân với đối tượng mình thích thì đừng chần chừ gì mà chọn ngay thời điểm này để cùng chung hưởng tuần trăng mật.

Tháng 1 và 11 âm lịch

Tháng 1 năm 2022 âm lịch là Nhâm Dần, còn tháng 11 âm lịch là Nhâm Tý. Chọn Ngày tốt cưới hỏi năm 2022 vào cả 2 tháng này đều sẽ có thiên can Nhâm của tháng đồng vượng với của năm nên rất lợi. Chọn tháng tốt kết hôn, vợ chồng trăm năm hạnh phúc, bên nhau đến bạc đầu răng long.

Những ngày cưới đẹp năm 2022 theo từng tháng, giúp bạn chọn ngày cưới đẹp
Những ngày cưới đẹp năm 2022 theo từng tháng, giúp bạn chọn ngày cưới đẹp

Tổng hợp những ngày cưới đẹp năm 2022

Dưới đây là danh sách những ngày cưới đẹp năm 2022 có thể tiến hành lễ cưới cho các cặp uyên ương vào năm Nhâm Dần 2022:

Ngày đẹp kết hôn tháng 1

  • Thứ 4, ngày 2 tháng 2 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 2/1/2022
  • Thứ 6, ngày 11 tháng 2 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 11/1/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 2

  • Thứ 5, ngày 3 tháng 3 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 1/2/2022
  • Chủ nhật, ngày 6 tháng 3 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 4/2/2022
  • Thứ 2, ngày 14 tháng 3 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 12/2/2022
  • Thứ 6, ngày 18 tháng 3 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 16/2/2022
  • Thứ 7, ngày 26 tháng 3 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 24/2/2022
  • Chủ nhật, ngày 27 tháng 3 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 25/2/2022
  • Thứ 4, ngày 30 tháng 3 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 28/2/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 3

  • Thứ 7, ngày 2 tháng 4 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 2/3/2022
  • Thứ 2, ngày 4 tháng 4 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 4/3/2022
  • Thứ 7, ngày 16 tháng 4 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 16/3/2022
  • Thứ 3, ngày 19 tháng 4 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 19/3/2022
  • Thứ 5, ngày 28 tháng 4 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 28/3/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 4

  • Thứ 5, ngày 12 tháng 5 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 12/4/2022
  • Thứ 3, ngày 17 tháng 5 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 17/4/2022
  • Thứ 3, ngày 24 tháng 5 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 24/4/2022
  • Chủ nhật, ngày 29 tháng 5 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 29/4/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 5

  • Thứ 3, ngày 7 tháng 6 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 9/5/2022
  • Thứ 6, ngày 10 tháng 6 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 12/5/2022
  • Thứ 6, ngày 17 tháng 6 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 19/5/2022
  • Thứ 4, ngày 22 tháng 6 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 24/5/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 6

  • Thứ 4, ngày 6 tháng 7 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 8/6/2022
  • Thứ 4, ngày 13 tháng 7 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 15/6/2022
  • Thứ 6, ngày 15 tháng 7 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 17/6/2022
  • Thứ 2, ngày 18 tháng 7 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 20/6/2022
  • Thứ 4, ngày 27 tháng 7 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 29/6/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 7

  • Thứ 2, ngày 1 tháng 8 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 4/7/2022
  • Thứ 2, ngày 8 tháng 8 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 11/7/2022
  • Thứ 7, ngày 13 tháng 8 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 16/7/2022
  • Thứ 3, ngày 16 tháng 8 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 19/7/2022
  • Thứ 5, ngày 25 tháng 8 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 28/7/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 8

  • Thứ 7, ngày 27 tháng 8 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 1/8/2022
  • Thứ 3, ngày 20 tháng 9 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 25/8/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 9

  • Thứ 7, ngày 27 tháng 8 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 1/8/2022
  • Thứ 3, ngày 20 tháng 9 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 25/8/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 10

  • Thứ 5, ngày 29 tháng 9 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 4/9/2022
  • Thứ 7, ngày 1 tháng 10 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 6/9/2022
  • Thứ 6, ngày 7 tháng 10 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 12/9/2022
  • Thứ 2, ngày 10 tháng 10 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 15/9/2022
  • Thứ 3, ngày 11 tháng 10 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 16/9/2022
  • Thứ 4, ngày 19 tháng 10 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 24/9/2022
  • Chủ nhật, ngày 23 tháng 10 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 28/9/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 11

  • Thứ 6, ngày 25 tháng 11 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 2/11/2022
  • Thứ 5, ngày 1 tháng 12 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 8/11/2022
  • Thứ 3, ngày 13 tháng 12 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 20/11/2022
  • Thứ 2, ngày 19 tháng 12 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 26/11/2022

Ngày đẹp kết hôn tháng 12

  • Thứ 7, ngày 24 tháng 12 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 2/12/2022
  • Thứ 4, ngày 28 tháng 12 năm 2022 – Âm lịch: Ngày 6/12/2022
  • Chủ nhật, ngày 8 tháng 1 năm 2023 – Âm lịch: Ngày 17/12/2022
  • Thứ 3, ngày 17 tháng 1 năm 2023 – Âm lịch: Ngày 26/12/2022
  • Thứ 6, ngày 20 tháng 1 năm 2023 – Âm lịch: Ngày 29/12/2022
  • Thứ 7, ngày 21 tháng 1 năm 2023 – Âm lịch: Ngày 30/12/2022

Trên đây là danh sách những ngày cưới đẹp năm 2022 Nhâm Dần, là ngày tốt nên lựa chọn để kết hôn, giúp các cặp đôi có một khởi đầu tốt đẹp, hạnh phúc tới đầu bạc răng long.

Tham khảo nguồn: https://reviews365.net/bai-viet/tong-hop-ngay-tot-cuoi-hoi-nam-2022-giup-ban-lua-chon

Beautiful wedding dates in 2022 by month, helping you choose a beautiful wedding day

TỔ CHỨC TIỆC CƯỚI VÀO MÙA DỊCH CẦN CHÚ Ý NHỮNG ĐIỀU SAU

Do tình hình dịch bệnh Corona (COVID – 19) ngày càng lây lan trên diện rộng nên mọi người cũng nhạy cảm trong việc tới những chỗ đông người. Đặc biệt là những cặp đôi uyên ương sắp diễn ra ngày cưới. Những dịch vụ tổ chức tiệc cưới bạn đã đặt trước đó rất khó để hủy toàn bộ. Thấu hiểu nỗi lo lắng của các bạn, chúng tôi xin chia sẻ tới bạn một số lưu ý quan trọng khi tổ chức tiệc cưới trong mùa dịch này.

Hạn chế số lượng người tham gia

Để tránh việc tập trung đông người theo như chỉ đạo của chính phủ, bạn nên hạn chế việc mời quá nhiều người. Nên chọn lọc những người thân quen nhất để tới dự buổi tiệc cưới của mình, để có thể giảm thiểu rủi ro nguy cơ mắc bệnh.

Việc ưu tiên mời những vị khách có quan hệ thân thiết sẽ giúp mọi người dễ dàng hòa nhập vào bữa tiệc. Đồng thời, sự chuẩn bị và phục vụ trong quá trình ăn uống cũng trở nên chu đáo hơn. Với số lượng khách mời ít, không khí không quá náo nhiệt nhưng vẫn toát lên được ý nghĩa của ngày chung đôi của các bạn.

Chọn thuê dịch vụ tổ chức tiệc cưới ngoài trời

Việc tổ chức tiệc cưới trong nhà có sử dụng điều hòa thì không khí trong phòng sẽ dễ làm tăng nguy cơ lây lan nếu có người gặp phải triệu chứng mắc phải vi rút COVID – 19. Do vậy, phương án khả thi nhất lúc này là tổ chức tiệc cưới ở ngoài trời.

Với bữa tiệc cưới được tổ chức ngoài trời, không khí thoáng mát sẽ giảm được phần lớn nguy cơ mắc bệnh. Hơn nữa, xu hướng tổ chức tiệc cưới ngoài trời lúc vào mùa hè sẽ rất mát mẻ và dễ chịu khi các bạn lựa chọn dịch vụ tổ chức tiệc cưới vào buổi tối.

Ưu tiên lựa chọn những món ăn, thức uống bổ dưỡng

Thay vì sử dụng bia, bạn có thể thay bằng nước trái cây như cam, chanh,… để tiếp đãi khách mời của mình. Lựa chọn thức uống có nhiều vitamin cũng là việc giúp cho mọi người tăng thêm sức đề kháng, khỏe mạnh hơn vào mùa dịch này.

Bên cạnh đó, các bạn có thể lựa chọn thêm những món ăn ngon, bổ dưỡng để đưa vào thực đơn tiệc cưới. Với số lượng khách mời ít, bằng cách đầu tư vào món ăn, thức uống chất lượng, mang tính dinh dưỡng cao thì chắc chắn cô dâu và chú rể sẽ ghi được điểm trong lòng những vị khách mời.

Chuẩn bị một số đồ dùng phòng chống dịch bệnh

Để phòng chống dịch bệnh lần này, bạn nên yêu cầu phía bên trung tâm tiệc cưới chuẩn bị nước rửa tay, dung dịch sát khuẩn và trang bị dụng cụ đo thân nhiệt cho khách đến dự lễ cưới. Đây là những cách để bạn vừa có thể bảo vệ sức khỏe cho mọi người, vừa có thể giúp đám cưới của mình được diễn ra một cách tốt đẹp và viên mãn nhất trong mùa dịch này.

Trên đây là những lưu ý mà chúng tôi giúp bạn có thể tổ chức tiệc cưới vào mùa dịch được tốt đẹp. Để ngày vui của các bạn được trọn vẹn, bạn có thể nhờ bên cho thuê dịch vụ tổ chức tiệc cưới lên ý tưởng về quà tặng cho khách mời khi tới dự lễ cưới của mình, để tỏ lòng thành, biết ơn họ vì đã đến chung vui cùng hai bên gia đình. Như vậy cũng sẽ tạo nên một đám cưới rất ý nghĩa và khác biệt. Chúc các bạn sẽ có được buổi tiệc cưới trọn vẹn nhất!

Tham khảo nguồn: https://riversidepalace.vn/

Yêu đủ rồi, mình lên phường em ơi Xin cái giấy, dán cuộc đời nhau lại Không thể để em tự do thế mãi Người ngó, kẻ dòm, phải thấp thỏm, tội anh.

Yêu đủ rồi, mình phải cưới thôi em
Thay vì mỗi đêm phải nhắn tin vì nhớ
Thì mình nằm bên, rồi nghe nhau than thở
Ôm nhau ngủ khì, bỏ mặc những lo toan.

Yêu đủ rồi, mình phải tính xa hơn
Thay vì đón đưa, mình dọn về một chỗ
Tắc đường, xăng tăng…chẳng còn làm anh khổ
Đi đâu, ăn gì…tha hồ chở nhau đi.

Yêu đủ rồi, mình làm đám cưới đi
Anh nghe nói bóc phong bì thích lắm
Bấy lâu nay mình đi mừng bao đám
Phải nhận về thôi, chắc là sắp giàu to.

Yêu đủ rồi, mình phải cưới thôi em

Yêu đủ rồi, anh bắt đầu thấy lo
Yêu anh mãi lỡ có ngày em chán
Lại bỏ anh, chạy theo thằng nào khác
Chết anh à, nhất định phải cưới thôi.

Yêu đủ rồi, mình lên phường em ơi
Xin cái giấy, dán cuộc đời nhau lại
Không thể để em tự do thế mãi
Người ngó, kẻ dòm, phải thấp thỏm, tội anh.

Yêu đủ rồi, mình làm đám cưới nhanh
Rồi cùng nhau sinh một vài đứa bé
Em nghĩ xem, nhà rộn ràng con trẻ
Vất vả hơn nhưng sẽ hạnh phúc nhiều.

Yêu đủ rồi, mình cưới nhé, em yêu!

Nửa kia hoàn hảo- Khác nhau để yêu nhau nhiều hoen

Người ta nói: “Giống nhau một chút để hiểu nhau, khác nhau một chút để yêu nhau nhiều hơn”.

Ngày ấy anh và em đều là những sinh viên sống xa nhà, lại cùng quê và ở cùng một dãy nhà trọ. Những điều đó giống như “điểm chung” để đưa chúng ta đến bên nhau. Thế nhưng ai con người hai tính cách đã không ít lần cãi vã, đã có lúc tưởng như phải xa nhau vì những giận hờn không đáng có.

Sau những lần ấy, cả hai nhậm ra rằng, chúnh ta có nhiều điểm khác biệt nhưng chỉ cần có thể lắng nghe để hiểu nhau thì chúng ta có thể dung hòa, và ngày càng yêu nhau nhiều hơn. Người này cũng vì người kia mà thay đổi, sợ thích riêng lại thành sở thích chung của hai đứa. Đến nỗi đi đâu bạn bè cũng chọc hai đứa mình “dính như sam”. Lúc chụp hình cũng tạo dáng giống nhau nữa chứ. Em không biết hai đứa có tướng phu thê hay không nhưng mà sắp về chung một nhà rồi. <3

Anh và em có nhiều điều khác biệt nhưng cả hai sẽ luôn cố gắng dung hòa để trở thành “nửa kia hoàn hảo” của nhau anh nha.

10 điều đầu tiên nên làm sau khi nhận lời cầu hôn

Bạn vừa nhận lời cầu hôn của người ấy? Bạn đã đồng ý? Bạn vô cùng sung sướng và có thật nhiều ý tưởng về ngày cưới của hai bạn? Hãy nhớ đến 10 điều cần làm trước tiên này nhé.

1. Gọi cho những người quan trọng nhất

Hãy thông báo ngay tin vui này cho những người thân thiết nhất của bạn mà trước hết là người thân trong gia đình, dòng họ, trước khi cập nhật thông tin này trên Facebook nhé. Sẽ không hay lắm đâu nếu như những người bạn xã giao lại biết tin về đám cưới của bạn trước người trong họ hàng.

Kinh nghiệm tổ chức đám cưới vừa sang vừa “chất”Tài trợ bởi: Park Hyatt Saigon

Cưới hỏi là sự kiện trọng đại, ghi dấu cho một hành trình mới nên cặp đôi nào cũng muốn tổ chức đám cưới sao cho hoàn hảo nhất. Để không “bấn loạn” vì cưới, các cặp đôi cần biết mình cần gì để lựa chọn được dịch vụ phù hợp nhất.

2. Chăm sóc móng tay

Mọi ánh mắt sẽ đổ dồn về phía bạn, không loại trừ đôi bàn tay của bạn, vì thế không lí do gì mà bạn lại không cùng cô bạn thân nhất tới một tiệm chăm sóc móng tay chất lượng và làm cho đôi bàn tay trở nên đẹp lấp lánh.

3. Tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc

Kết hôn không đơn giản là việc tổ chức một đám cưới trong mơ, kết hôn có nghĩa là bạn cam kết chung sống trọn đời bên một người khác. Dĩ nhiên bạn vẫn sẽ có nhiều niềm vui cùng chồng của mình nhưng tình yêu trước và sau hôn nhân luôn có sự khác biệt nhất định. Vì thế, hãy dành ít nhất là vài tuần trước ngày cưới để tận hưởng những khoảnh khắc mang cảm giác rất riêng của những đôi yêu nhau trước khi bước sang một trang mới trong câu chuyện tình yêu của hai người nhé.

10 điều đầu tiên nên làm sau khi nhận lời cầu hôn

Hãy tận hưởng khoảnh khắc hạnh phúc ngọt ngào mà người ấy mang đến cho bạn

4. Kích thích những tâm hồn mơ mộng

Đây chính là một trong những phần vui nhất của giai đoạn chuẩn bị cho hôn lễ: hãy cùng chồng sắp cưới suy nghĩ về những ý tưởng cho ngày trọng đại của hai bạn. Đừng giới hạn trí tưởng tượng của mình, bạn cứ tha hồ thả hồn theo hình dung về một đám cưới trong mơ của mình. Bạn cũng có thể lượm lặt thêm những ý tưởng độc đáo được chia sẻ trên mạng ròi từ đó chọn ra những ý tưởng hay và phù hợp nhất.

5. Lên kế hoạch

Đã đến lúc cần đến một đầu óc thực tế và chi tiết đây. Bạn cần có trong tay danh sách khách mời càng chính xác càng tốt và ngân sách (dĩ nhiên là cần phải thật chắc chắn về khoản chi phí này) dành cho đám cưới. Không có hai điều này, bạn không thể chọn được địa điểm tổ chức phù hợp với chi phí.

6. Chọn ngày cưới

Bạn nên có trong đầu những khoảng thời gian thích hợp nhất cho hôn lễ trước khi chọn lựa địa điểm tổ chức. Bạn đang mong chờ một đám cưới vào mùa xuân tươi đẹp hay mùa thu lãng mạn, bạn muốn có tuần trăng mật ở biển hay miền trung du và thời tiết nào sẽ là tốt nhất cho chuyến đi,… Trả lời được những câu hỏi này, bạn sẽ biết được khoảng thời gian nào là lý tưởng nhất trong năm để tổ chức hôn lễ. Có thể tham khảo thêm những bạn bè của bạn đã kết hôn để có thêm kinh nghiệm trong việc chọn ngày nhé.

7.Thuê người chuyên nghiệp

Nếu bạn quyết định sẽ tìm đến một wedding planner cho đám cưới của mình, hãy làm điều đó trước khi đặt địa điểm, bởi vì việc tìm địa điểm phù hợp với ý tưởng chủ đạo của hôn lễ sẽ dễ hơn là nghĩ ra ý tưởng phù hợp với địa điểm có sẵn.

10 điều đầu tiên nên làm sau khi nhận lời cầu hôn

Nếu muốn có một đám cưới hoàn hảo, hãy lên kế hoạch tổ chức và phương án dự phòng chi tiết, cẩn thận

8. Tìm địa điểm

Địa điểm tổ chức sẽ ảnh hưởng đến khá nhiều quyết định của bạn, từ màu sắc chủ đạo cho đến kiểu dáng váy cưới của cô dâu, vì thế hãy cân nhắc kỹ trước khi đặt chỗ. Hãy cố gắng tìm địa điểm cho phong cách phù hợp nhất có thể với những gì bạn dự định cho đám cưới của mình, cũng như phù hợp với số lượng và tính chất khách mời.

9. Luôn lên kế hoạch và chuẩn bị kỹ càng

Đây là một sự kiện trọng đại nhất định sẽ diễn ra vào ngày đó, tại chỗ đó, và bạn không thể tung hê vào phút cuối dù với lí do gì đi nữa. Hãy lên cho mình mộat lịch trình và danh sách cụ thể những việc cần làm, thời gian nào cần hoàn thành, như thế bạn sẽ giảm được áp lực khá nhiều đấy.

10. Đặt trước dịch vụ

Một khi bạn đã chọn được thời gian và địa điểm, bạn có thể bắt đầu tìm kiếm chuyên viên trang điểm, làm tóc, thợ quay phim, chụp hình. Thông thường các thợ chuyên nghiệp chỉ nhận một làm cho một khách hàng một ngày, vì thế chỉ cần chậ m chân một chút là bạn có thể lỡ mất cơ hội.

Tham khảo: http://www.marry.vn/loi-khuyen-tu-marry/10-dieu-dau-tien-nen-lam-sau-khi-nhan-loi-cau-hon

Những khoảnh khắc xúc động trong Ngày Cầu Hôn 11-11

Ngày Cầu Hôn Việt Nam 11-11 vừa qua là cơ hội lý tưởng để các cặp đôi nói lên tiếng lòng, thể hiện tình cảm trước sự chứng kiến của hàng ngàn người.

Mới đây, Công ty Cổ phần Vàng Bạc Đá quý Phú Nhuận PNJ đã phối hợp cùng Marry.vn tổ chức sự kiện Ngày Cầu Hôn 11-11 đầu tiên và duy nhất tại Việt Nam với sự tham gia của hàng trăm cặp đôi.

Ngày Cầu Hôn 1

Sinh ra và lớn lên trong thời hội nhập, hẳn không ai còn thấy xa lạ với khái niệm cầu hôn. Thế nhưng dù hàm chứa nhiều ý nghĩa cao đẹp, hành động ấy vẫn chưa được coi là nét văn hóa quen thuộc trong tâm thức người Việt. Hình ảnh chàng quỳ gối và trao tay chiếc nhẫn cầu hôn mang lời cam kết trọn đời ngỡ chỉ có trong mơ nay đã trở thành hiện thực.

Ngày Cầu Hôn 2

Nụ cười rạng ngời của cô gái trẻ được bạn trai cầu hôn sau gần một năm yêu nhau

Ngày Cầu Hôn 3

Trong không gian được bài trí lãng mạn và trước sự chứng kiến hàng ngàn người, các chàng đã chuẩn bị nhẫn, hoa để bày tỏ tấm chân tình với nửa kia. Những giọt nước mắt hạnh phúc, nụ hôn nồng cháy, cái nắm tay thật chặt, lời thổ lộ chân thành… đã vẽ nên bức tranh thật tuyệt đong đầy ý nghĩa cho Ngày Cầu Hôn 11-11.

Giữa rất nhiều thời khắc đẹp trong năm, bạn có thắc mắc tại sao ngày 11 tháng 11 lại được chọn…

Tình yêu 10 năm của cặp đôi Châu Vĩnh Phát và Kim Hồng làm ai cũng phải ngưỡng mộ. Một anh chàng hiền lành, ít nói như Phát đã chuẩn bị nhẫn và bất ngờ hẹn bạn gái đến Ngày Cầu Hôn để tỏ tấm chân tình trước nhiều người.

Cô ấy bật khóc vì quá hạnh phúc khi được anh chàng vốn rất kiệm lời, không hề lãng mạn cầu hôn mình trước hàng ngàn người

Tình yêu thật đẹp khi người ta biết trân trọng, vun đắp và muốn cùng xây dựng mái ấm hạnh phúc trọn đời

Chuyện tình 9 năm của cặp này cũng khiến mọi người vô cùng xúc động. Anh chàng đã chu đáo chuẩn bị sẵn nhẫn cầu hôn PNJ để tặng bạn gái

Anh chàng thổ lộ những lời yêu thương, quỳ gối trao chiếc nhẫn vào tay người con gái anh đã yêu thương trong 9 năm qua và sẽ yêu hết trọn đời này

Cả hai trao nhau nụ hôn ngọt ngào trên sâu khấu trước sự chúc phúc của mọi người

Và hơn hết, các chàng trai chưa có dịp để bày tỏ tình cảm trong ngày thường đã có dịp thổ lộ rằng: “Anh yêu em, yêu em nhiều lắm”

Cuộc đời cần lắm những cái nắm tay không rời

Những nụ hôn ngọt ngào được trao ngay trên sân khấu Ngày Cầu Hôn 11-11

Hai bạn trẻ đã ghi lại hình ảnh của mình tại chương trình – một kỷ niệm khó quên trong đời

Quả thật, tình yêu là tình cảm hiện hữu nhưng đôi khi con người chúng ta lại khó có thể tự nói và bày tỏ. Cuộc sống ngày thường với guồng quay công việc bận rộn, đôi khi sự lãng mạn, tinh tế trong tình yêu vơi bớt đi nhiều. Chính vì vậy, Ngày Cầu Hôn 11-11 sẽ là cầu nối giúp chúng ta có dịp để bày tỏ tấm chân tình của mình đến nửa kia và hơn hết, chấm dứt cuộc sống độc thân để xây đắp tổ ấm hạnh phúc hơn.

Tham khảo: http://www.marry.vn/tin-tuc/khoanh-khac-xuc-dong-ngay-cau-hon

XEM NGÀY CƯỚI HỎI THÁNG 9 NĂM 2017

Xem ngày cưới hỏi tháng 9 năm 2017

Theo phong tục từ trước đến nay, dân gian ta có quan niệm rằng việc xem ngày lành tháng tốt để thực hiện việc cưới hỏi, làm lễ thành hôn sẽ mang lại thuận lợi, may mắn và hạnh phúc cho đôi vợ chồng. Việc xem ngày hoàng đạo, giờ hoàng đạo là một trong những thủ tục hết sức quan trọng mà chúng ta khônXem ngày tốt mua nhà tháng 9 năm 2017g thể bỏ qua. Hãy cùng tham khảo xem ngày cưới hỏi tháng 9 năm 2017 nên chọn lựa ngày nào là tốt nhất nhé.

Xem ngày cưới hỏi tháng 9 năm 2017

Khi yêu nhau, bất cứ ai cũng mong 2 người có thể bước đến giai đoạn cuối cùng, đó là hôn nhân. Bạn dự định trong tháng 9 tới sẽ tổ chức đám cưới, hy vọng có thể về cùng một nhà với người mà mình yêu thương. Bình thường việc xem ngày cưới hỏi tháng 9 năm 2017 sẽ do bên nhà trai, bố mẹ người yêu xem xét và lựa chọn. Tuy nhiên bản thân chúng ta cũng nên tham khảo và đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Từ xưa đến nay, khi lựa chọn ngày cưới, bất cứ ai cũng muốn lựa chọn vào ngày bất tương. Ngày bất tương được xem là ngày hoàn hảo nhất, đẹp nhất để tiến hành nghi lễ cưới xin. Và một số ngày tốt cưới hỏi tháng 9 2017 sau đây, hãy tham khảo để có thể lựa chọn ra một ngày phù hợp nhất nhé:

+ Ngày bất tương, ngày nên lựa chọn để thực hiện việc cưới xin mà không phải lo bất cứ vấn đề trở ngại nào khác trong tháng 9 đó là các ngày: mùng 3 tháng 9, ngày 5 tháng 9 và ngày 15 tháng 9, 28 tháng 9. (dương lịch).

+ Ngoài các ngày bất tương vừa chỉ ở trên, một vài ngày hoàng đạo khác cũng vô cùng tốt mà chúng ta có thể xem xét bao gồm ngày 7 tháng 9, ngày 12, 14, 15, 18 tháng 9 hoặc ngày 25 tháng 9, 27 tháng 9, 28 và ngày 29 tháng 9 đều phù hợp.

Trong số các ngày trên thì ngày 28 và 29 tháng 9 được coi là ngày tốt nhất để tổ chức đám cưới. Tuy nhiên để chắc chắn hơn bạn có thể xem xét thêm về tuổi của cô dâu, bởi các cụ ta vẫn có câu “cưới vợ xem tuổi đàn bà, làm nhà xem tuổi đàn ông”. Xem tuổi đàn bà ở đây là xem tuổi đó có phạm kim lâu hay không, bởi nếu phạm kim lâu thì là ngày tốt cũng không nên cưới hỏi vào năm đó bởi không phù hợp.

Bên trên là những ngày đẹp cưới hỏi tháng 9 năm 2017 mà bạn có thể tham khảo. Hãy xem xét và lựa chọn 1 trong các ngày này để có thể lên kế hoạch một cách hoàn hảo nhất nhất nhé. Chúc các cặp đôi luôn được hạnh phúc và vui vẻ trong suốt quãng đời còn lại.

Những điều cần biết khi đi làm thủ tục đăng ký kết hôn

Ngày nay, tuy không ít cô dâu chú rể chọn đăng ký kết hôn sau đám cưới hoặc sau vài năm chung sống. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là số ít và việc đăng ký kết hôn vẫn luôn là thủ tục mang tính pháp lý cần làm trước khi kết hôn.

Để đăng ký kết hôn bạn cần biết một vài thủ tục sau:

1. Chứng nhận độc thân trước khi đăng ký kết hôn


Bạn cần điền đầy đủ thông tin cá nhân để được chứng nhận độc thân trước khi đăng ký kết hôn.

– Giấy chứng nhận độc thân: Bạn sẽ nhận mẫu giấy chứng nhận độc thân này theo quy định Pháp luật để kê lời khai dựa theo đó và có xác nhận của địa phương nơi đăng ký thường trú.

– Các giấy tờ nộp kèm bảng khai độc thân gồm: chứng minh nhân dân, hộ khẩu thường trú (hoặc KT3, tức giấy chứng nhận tạm trú dài hạn). Các giấy tờ này đều cần có công chứng của địa phương nơi đăng ký thường trú.

– Nếu bạn đang sinh sống và làm việc xa quê, các giấy tờ liên quan đến việc chứng nhận độc thân đều phải được thực hiện tại địa phương. Những ai đang làm việc tại nước ngoài có thể xin giấy chứng nhận độc thân tại các Cơ quan Ngoại giao hoặc tại Lãnh sự quán Việt Nam tại nơi cư trú.

– Nếu bạn đã kết hôn và có giấy tờ ly hôn hợp pháp, bạn phải mang theo bản án, quyết định có hiệu lực của tòa án về việc ly hôn cùng giấy đăng ký kết hôn trước đó. Đối với người đã mất vợ hoặc chồng cần giấy chứng nhận độc thân nên mang theo Giấy khai tử và giấy đăng ký kết hôn khi đến xác nhận độc thân tại ủy ban.

– Khi tất cả giấy tờ đã hợp pháp, bạn sẽ được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, phường hoặc viên chức Lãnh sự ký và cấp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân. Thời gian chờ đợi xác nhận thông thường mất khoảng 5 ngày làm việc.

– Thời hạn có hiệu lực của Giấy chứng nhận độc thân là 6 tháng. Do đó, khi bạn đã xác định kết hôn, nên chuẩn bị trước các giấy tờ để hoàn tất thủ tục này.

2. Nơi đăng ký kết hôn


Luôn cần có mặt cả hai để cùng đăng ký kết hôn khi các giấy tờ đã hợp lệ.

– Nơi hợp pháp để bạn đăng ký kết hôn là Ủy ban nhân dân xã, phường, nơi một trong hai người đăng ký thường trú.

– Luôn cần có mặt cả hai để cùng đăng ký kết hôn khi các giấy tờ đã hợp lệ.

3. Những giấy tờ cần mang theo khi đăng ký kết hôn

Khi đi đăng ký kết hôn, bạn cần mang đầy đủ các loại giấy tờ sau đây:

 

  • Chứng nhận độc thân
  • Chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của cả hai
  • Hộ khẩu thường trú hoặc giấy đăng ký tạm trú dài hạn
  • Khi một trong hai vì lý do chính đáng không thể có mặt trong buổi đăng ký kết hôn, cần có một giấy đơn xin vắng mặt ghi rõ lý do có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã, phường nơi người vắng mặt cư trú. Tất nhiên, bạn cần liên hệ trước để biết lý do của mình có được chấp nhận chính đáng hay không.

 


Sau khi đăng ký kết hôn, cả hai chính thức thành vợ chồng trên pháp luật.

Thông thường, sau 7-10 ngày, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận kết hôn. Lúc này hai người đã chính thức là vợ chồng trên danh nghĩa pháp luật và được pháp luật bảo vệ.

Sau khi hoàn tất thủ tục, cô dâu chú rể sẽ ký mỗi người một bản và giữ lại cả hai bảng này.

Tham khảo:

https://yeutre.vn/bai-viet/tat-tan-tat-nhung-dieu-can-biet-khi-di-lam-thu-tuc-dang-ky-ket-hon.9294/

Có nên tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch không?

Nhiều cặp đôi có ý định tổ chức đám cưới thường “né” tháng 7 âm lịch vì cho rằng đây là tháng xui xẻo, không mang lại suôn sẻ cho đời sống hôn nhân về sau.

Lý do không nên tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch

Theo quan niệm của dân gian người Việt, có 4 lý do chính để không nên tổ chức cưới hỏi trong tháng 7 âm lịch:

– Tháng 7 âm lịch là tháng Ngâu, theo tích cổ vợ chồng Ngưu Lang – Chức Nữ phải xa nhau biền biệt 365 ngày mới được gặp nhau một lần vào ngày 7/7 (âm lịch). Ngày tương phùng nước mắt họ tuôn xuống trần gian thành những cơn mưa dầm rả rích. Chuyện tình bi thảm đẫm nước mắt này khiến người đời sau kiêng cưới hỏi vào tháng 7 âm lịch, bởi sợ cuộc hôn nhân của đôi trẻ sẽ có thể chia lìa, xa cách, không hạnh phúc.

– Quan niệm của các nước Á Đông, tháng 7 âm lịch là “tháng cô hồn”, tháng Vu lan báo hiếu. Theo đạo Phật, tháng 7 âm lịch “xá tội vong nhân” là thời gian Quỷ môn quan mở cửa để các linh hồn tự do trở về dương thế. Nếu người ở cõi trần tiến hành cưới hỏi, dựng nhà… sẽ làm các vong hồn chú ý, có thể đi theo phá phách. Vì vậy không nên cưới vào tháng 7 âm lịch để tránh xui xẻo cho các cặp đôi.

– Tháng 7 là thời điểm nhiều mưa bão, gây khó khăn cho việc tổ chức hôn lễ.

– Dân gian còn kiêng mua sắm, may quần áo mới trong tháng 7 âm lịch vì quan niệm chỉ có ma quỷ mới có quần áo mới và được đốt quần áo trong tháng cô hồn.

Co nen to chuc dam cuoi vao thang 7 am lich khong? - Anh 1

→ Nghi thức lễ cưới và những điều kiêng kỵ trong ngày cưới của miền Bắc

Có nên tổ chức đám cưới vào tháng 7 âm lịch?

Lý giải về việc kiêng kỵ cưới xin trong các tháng, ông Hà Thanh (Viện Nghiên cứu Tiềm năng con người) cho biết, người Việt kiêng không tổ chức vào tháng Giêng vì là tháng Tết, kiêng cưới vào dịp “tháng ba ngày tám” là lúc giáp hạt, đói kém, kiêng cưới mùa hè vì nóng nực. Kiêng cưới tháng chạp là năm cùng tháng tận. Việc kiêng cưới tháng 7 là “tháng cô hồn, tháng Ngâu” vì sợ chia ly, không hạnh phúc. Tuy nhiên việc kiêng kỵ này không có cơ sở khoa học nào minh chứng.

Còn ngày nay mùa hè, tháng ba ngày tám, tháng chạp, tháng giêng, mùa hè đều có đám cưới, ngay cả tháng 7 âm lịch cũng có đám cưới.

Thực tế, ngày xấu hay ngày tốt đến do quan niệm mà ra. Với đạo Phật, ngày nào cũng là ngày tốt, tháng nào cũng là tháng tốt và không có ngày tháng nào xấu. Hôn nhân là việc trọng đại của cuộc đời.

Với các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian, tháng nào cũng như nhau, nếu sống bằng tâm, đức, không dối trá thì không phải lo lắng, sợ hãi. Mỗi người cần sáng suốt nhìn nhận không nên quá kỹ tính kiêng kỵ, sinh mê tín bởi những quan niệm chưa được bất kỳ khoa học nào chứng minh là đúng.

Tổ chức lễ cưới vào tháng 7 âm lịch đem đến cho các cặp đôi nhiều cái lợi:

– Không phải là mùa cưới nên tất cả các dịch vụ cưới đều có giá ưu đãi tốt, vì vậy từ thiệp cưới, váy cưới, chụp hình cưới hay nhà hàng tiệc cưới đều đưa ra những giá hấp dẫn chưa từng có.

– Vì không quá đông đúc các cặp đôi cưới vào tháng này nên các công ty dịch vụ có thời gian và điều kiện` để đưa ra nhiều ý tưởng và chăm sóc khách hàng chu đáo tận tình hơn.

– Bạn không phải đặt hẹn hay chờ đợi quá lâu để sử dụng các dịch vụ cưới, đám cưới của bạn không “đụng hàng” với bất kỳ ai bởi sự trùng lặp về ý tưởng trang trí hay địa điểm chụp hình cưới.

– Thời gian này ít tiệc cưới nên việc bạn bè tham dự sẽ đầy đủ hơn và quà mừng cũng phóng khoáng hơn.

→ Cúng rằm tháng 7 vào ngày 14 hay 15 Âm lịch?

Linh Nhi (tổng hợp)

Các bước trong lễ ăn hỏi

Lễ ăn hỏi còn được gọi là lễ đính hôn, là một nghi thức trong phong tục hôn nhân truyền thống của người Việt. Đây là sự thông báo chính thức về việc hứa gả giữa hai họ, là giai đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: cô gái trở thành “vợ sắp cưới” của chàng trai, và chàng trai sau khi mang lễ vật đến nhà gái là đã chính thức xin được nhận làm rể của nhà gái và tập gọi bố mẹ xưng con.

Trong lễ ăn hỏi, nhà trai mang lễ vật tới nhà gái. Nhà gái nhận lễ ăn hỏi tức là chính danh công nhận sự gả con gái cho nhà trai, và kể từ ngày ăn hỏi, đôi trai gái có thể coi là đôi vợ chồng chưa cưới, chỉ còn chờ ngày cưới để công bố với hai họ. Dưới đây là một số điều cơ bản về lễ ăn hỏi (chủ yếu dựa trên tục lệ cưới xin miền Bắc):

Thành phần tham gia lễ ăn hỏi

– Nhà trai: Chú rể, bố mẹ, ông bà, gia đình, bạn bè và một số thanh niên chưa vợ bưng mâm quả (hoặc bê tráp). Thường thì người bê tráp là nữ nhưng do mâm quả bây giờ khá nặng nên có thể thay thế bằng nam. Số người bê tráp là số lẻ: 3, 5, 7, 9 hoặc 11.
– Nhà gái: Cô dâu, bố mẹ, ông bà, gia đình và một số nữ chưa chồng để đón lễ ăn hỏi, số nữ đón lễ vật tương ứng với số nam bưng mâm.

Lễ vật

Trầu, cau; bánh cốm; mứt sen; rượu; chè; thuốc lá; bánh phu thê (bánh xu xê), bánh đậu xanh, lợn sữa quay, tiền dẫn cưới, v.v…

Những gia đình xưa thường dùng bánh cặp nghĩa là gồm hai thứ bánh tượng trưng cho âm dương. Những cặp bánh thường dùng trong lễ ăn hỏi là bánh phu thê và bánh cốm – bánh phu thê tượng trưng cho dương, bánh cốm tượng trưng cho âm; hoặc bánh chưng và bánh dày – bánh chưng vuông là âm, bánh dày tròn là dương. Thường thường cùng kèm với bánh chưng và bánh dày thường có quả nem. Bánh cốm, bánh xu xê, bánh chưng, bánh dày và quả nem dùng trong lễ ăn hỏi đều được đựng trong hộp giấy màu đỏ hoặc bọc trong giấy đỏ, màu đỏ chỉ sự vui mừng. Cũng có gia đình thay vì các thứ bánh trên, dùng xôi gấc và lợn quay.

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lư­ợng và số lượng thêm bớt thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Theo phong tục Hà Nội truyền thống thường có lợn sữa quay, còn theo phong tục miền Nam có thể có một chiếc nhẫn, một dây chuyền hay bông hoa tai đính hôn. Tuy nhiên, số lượng lễ vật nhất thiết phải là số chẵn (bội số của 2, tượng trưng cho có đôi có lứa), nhưng lễ vật đó lại được xếp trong số lẻ của tráp (số lẻ tượng trưng cho sự phát triển).

Lễ vật dẫn cưới thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện thiện ý của nhà trai: xin đóng góp một phần vật chất để nhà gái giảm bớt chi phí cho hôn sự. Tuy nhiên, điều này ngày nay càng lúc càng trở nên mờ nhạt xét về vai trò, vì dễ dẫn đến cảm giác về sự gả bán con, thách cưới.

Mâm tráp lễ ăn hỏi

Thủ tục

– Rước lễ vật: Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ. Và nhất thiết phải được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật. Xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa. Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00 m, sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.

– Tiếp khách: Vì đây là một lễ trọng nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Ngày nay hầu hết các gia đình nhà gái đều chuẩn bị tiệc mặn để thết đãi gia đình nhà trai mong tạo hòa khí gắn bó và hàn huyên. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng trở thành nghi thức bắt buộc.

– Cô dâu: Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ. Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rót nước mời khách.

– Nhà gái: Nhà gái nhận lễ rồi đặt một phần lên bàn thờ gia tiên. Khi lễ ăn hỏi xong, bánh trái, cau, chè được nhà gái “lại quả” (chuyển lại) cho nhà trai một ít, còn nhà gái dùng để chia cho họ hàng và người thân.

Lưu ý: đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.

Cô dâu trong lễ ăn hỏi

– Biếu trầu: Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… Ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.

Trong việc chia bánh trái, cau, chè cau phải chia theo số chẵn, nhưng kiêng chia hai quả, nghĩa là mỗi nơi từ bốn quả cau, bốn lá trầu trở lên. Con số chẵn là số dương, số lẻ là số âm dùng trong việc cúng lễ.

Theo lối mới bây giờ, cũng chia bánh trái, thường có kèm theo những tấm thiếp của đôi bên hai họ báo tin đính hôn của đôi trẻ. Nếu ngày nghênh hôn không xa ngày hỏi, trong thiếp sẽ ghi rõ lễ cử hành vào ngày nào. Trong trường hợp này có khi cùng với thiếp “báo hỷ” lại có thiếp mời tiệc cưới.

Mâm trầu cau đám hỏi

– Trang phục: Trang phục cho cô dâu: một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới, vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này. Có thể sắm cho cô dâu tương lai những đồ trang sức sau: xuyến, vòng, hoa tai. Chú rể mặc comple, cà vạt.

– Chia lễ: Nhà gái thường nhờ các cô gái trong họ hoặc bạn bè chia giúp. Khi nhà trai dẫn lễ ăn hỏi tới nhà gái, nhà gái thường làm cơm thết đãi. Sau lễ ăn hỏi đôi bên kể như là giao kết gắn bó với nhau rồi. Tuy vậy ngày xưa các cặp vị hôn phu và hôn thê cũng không được phép gặp nhau, trừ trường hợp đặc biệt lắm đôi bên cha mẹ mới cho phép. Phong tục ngày nay đổi khác, sau lễ ăn hỏi đôi trai gái thường gặp nhau luôn. Từ lễ ăn hỏi đến lễ cưới, xưa kia có khi hàng hai ba năm, nhưng ngày nay thời gian đó thường được rút ngắn, có khi chỉ vài ba ngày hoặc diễn ra vào 2 ngày liên tiếp hay trong cùng 1 ngày.

Chính ngày xưa, các cụ vẫn khuyên các chàng trai đã hỏi vợ thì cưới ngay để tránh sự bất trắc của thời gian. Ca dao có câu:

Cưới vợ thì cưới liền tay,
Chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha.

Lễ ăn hỏi xong, đôi bên trai gái chờ lễ cưới là xong nhưng theo tục xưa, có nhiều nhà gái đã nhận ăn lễ hỏi của nhà trai cũng không cho cử hành lễ nghênh hôn sớm, có khi vì cô gái còn quá nhỏ tuổi, có khi vì cha mẹ thương con vì không muốn con sớm phải về nhà chồng.

 

Hoặc:

 

Hầu hết các đôi uyên ương đều biết lễ ăn hỏi là nghi thức truyền thống cần có trong đám cưới ở Việt Nam, nhưng không phải ai cũng nắm rõ được quy trình của nghi lễ này. Vì vậy cuoihoibn.com sẽ tóm tắt những công đoạn sẽ diễn ra trong buổi lễ ăn hỏi để các bạn trẻ không khỏi lúng túng và bối rối.

1. Chuẩn bị trước buổi lễ

– Hai gia đình sẽ bàn bạc và thống nhất số lượng tráp (thông thường số lượng tráp ở miền Bắc là lẻ, từ 3, 5, 7 đến 15 tráp tùy nhà, còn ở miền Nam, tráp lại là số chẵn). Trong tráp phải có lễ đen, là phong bì tiền nhà trai chuẩn bị để thắp hương trên bàn thờ nhà gái. Số lượng phong bì lễ đen có thể tùy thuộc vào số lượng bàn thờ của nhà gái hoặc do nhà gái thách cưới.

– Tùy số lượng tráp, nhà trai phải chuẩn bị đội nam thanh niên trẻ để bê tráp và nhà gái cũng chuẩn bị đội nữ có số lượng tương ứng để đỡ tráp.

– Hai nhà lựa chọn ra một giờ đẹp để làm lễ ăn hỏi tại nhà gái. Tới đúng ngày đã định, đoàn đại diện nhà trai sẽ lên đường tới nhà gái.

– Để đảm bảo tới nhà gái đúng giờ, gia đình nhà trai cần tính toán thời gian đi lại cũng như các trở ngại trên đường. Tốt nhất nhà trai nên đi sớm trước giờ làm lễ khoảng 30 phút để tránh tắc đường và có thời gian chuẩn bị.

2. Màn chào hỏi và trao lễ vật

– Khi tới giờ đẹp, đoàn ăn hỏi nhà trai sắp xếp đội hình theo thứ bậc trong gia đình, đi đầu là ông bà, bố mẹ, chú rể, đội bê tráp và các thành viên liên quan.

– Sau khi hai nhà chào hỏi, đoàn bê tráp nam sẽ trao lễ cho đội đỡ tráp nữ để đỡ mâm quả vào nhà.

– Đội bê tráp nam và đội bê tráp nữ sẽ trao phong bao lì xì, trả duyên cho nhau. Các phong bao này do hai nhà chuẩn bị, nhà trai sẽ chuẩn bị phong bao và đưa cho đội nam, nhà gái sẽ chuẩn bị số phong bao tương ứng đưa cho đội nữ. Số tiền trả duyên nên được hai nhà thống nhất trước.

3. Mời nước, trò chuyện

– Sau khi trao tráp, gia đình hai nhà sẽ cùng ngồi uống nước, nói chuyện. Đầu tiên, gia đình nhà gái sẽ giới thiệu các đại diện trong buổi lễ. Để đáp lại, nhà trai cũng giới thiệu các đại diện của gia đình.

– Đại diện nhà trai sẽ phát biểu lý do và giới thiệu về các mâm quả mà nhà trai mang đến.

– Đại diện nhà gái đứng lên cảm ơn, chấp nhận tráp ăn hỏi của nhà trai.

– Mẹ chú rể và mẹ cô dâu sẽ cùng mở tráp.

4. Cô dâu ra mắt hai gia đình

– Gia đình nhà gái cho phép chú rể lên phòng đón cô dâu xuống chào gia đình nhà trai (trước khi chú rể lên đón, cô dâu không được xuất hiện trong lễ ăn hỏi).

– Cô dâu sẽ xuống chào hỏi và rót nước mời gia đình chú rể, ngược lại, chú rể cũng sẽ rót nước mời gia đình cô dâu.

5. Thắp hương trên bàn thờ của nhà gái

– Sau khi cô dâu ra mắt, mẹ cô dâu sẽ lấy từ mâm ngũ quả một số vật phẩm và lễ đen để mang lên bàn thờ thắp hương cúng ông bà, tổ tiên.

– Bố mẹ cô dâu sẽ đưa cô dâu và chú rể lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.

6. Bàn bạc về lễ cưới

– Sau khi cúng ông bà tổ tiên xong, bố mẹ hai nhà sẽ thống nhất ngày giờ đón dâu và lễ cưới.

– Trong thời gian đó, cô dâu chú rể mời nước quan khách và chụp ảnh lưu niệm cùng mọi người.

7. Nhà gái lại quả cho nhà trai

– Nhà gái sẽ chia đồ lại quả cho nhà trai và trả lại các mâm tráp. Lưu ý, khi chia đồ lại quả không được dùng kéo cắt mà phải xé bằng tay, đồ lại quả phải là số chẵn (thông thường là 10 lễ vật) và khi nhà gái trả lại mâm tráp phải để ngửa nắp lên, không được đóng lại.

– Nhà gái trao đồ lại quả cho nhà trai và nhà trai xin phép ra về.

– Sau khi đã kết thúc lễ ăn hỏi, nhà gái sẽ mời tất cả các thành viên có mặt cùng ở lại dùng bữa cơm thân mật. Trong trường hợp nhà trai ở xa, nhà gái cũng sẽ mời nhà trai ở lại dùng cơm luôn. Tuy nhiên việc này phải được thống nhất từ trước để nhà gái có kế hoạch đặt cỗ và chuẩn bị tiếp đón chu đáo.

Thông thường, lễ ăn hỏi diễn ra trong khoảng từ 30 phút đến 1 tiếng đồng hồ. Tuy nghi lễ không quá phức tạp nhưng đây được coi như lễ đính ước truyền thống không thể thiếu trong đám cưới Việt Nam, nên dù cô dâu chú rể hiện đại vẫn cần phải tuân thủ cũng như thực hiện đúng trình tự lễ ăn hỏi để đám cưới được diễn ra suôn sẻ.

tham khảo: http://www.marry.vn/loi-khuyen-tu-marry/cac-buoc-trong-le-an-hoi, http://ngoisao.net/tin-tuc/cuoi-hoi/cam-nang/trinh-tu-le-an-hoi-2608194.html