Mùa đi cấy:
Bất chợt sáng nay khi bước ra khỏi cửa, một cơn gió đồng lành lạnh hanh khô phà vào mặt, vào mũi làm lòng tôi lâng lâng nhẹ nhõm.
Mặt trời lên sớm hơn mọi khi, mấy hôm nay có vẻ như càng ngày nó càng chếch về phương Nam và dù đã lên khỏi đầu ngọn cây hơn một sào nhưng nắng vẫn dìu dịu, không còn hậm hực như vài hôm trước đây.
Hồi xưa đi cấy đâu phải như bây giờ’.
Mẹ kể rằng khi mẹ còn ở tuổi 18 đôi mươi, công cấy khi ra đồng ai nấy đều mặc áo dài. Thường là áo dài đen, vạt trước phải quấn ra sau như thế nào để che phủ hết phần mông khi khom lưng cấy mới được.
Hồi ấy vải ‘tám’ màu trắng, muốn có màu đen phải hái lá bần nấu sôi nhúng vào nhuộm rồi đem ngâm trong bùn (đất) khoảng 1 tháng cho chắc vải, sau đó lấy lên giặt sạch để dùng được lâu.
Cánh đồng lúa tuổi thơ. Ảnh: Internet.
Bây giờ nhớ lời mẹ kể rồi hình dung lại mới thấy cái cảnh cấy xưa kia sao mà nó đẹp thanh thóat, ngọt ngào quá! Đôi khi tôi tự nghĩ, cũng không là cường điệu khi gọi đó là nét ‘văn hoá cấy’ hay nói chung chung là ‘văn hóa ruộng đồng’.
Mà đâu chỉ có bao nhiêu đó; đi cấy, dù cấy đồng gần hay đồng xa, sáng nào người nông dân cũng phải thức từ 3h để nấu cơm nếp mang theo ăn.
Có lần tôi hỏi mẹ đi cấy như vậy có cực lắm không? Mẹ bảo cực thì có cực nhưng cũng vui lắm, nhiều khi ông ngoại không cho đi nhưng mẹ cứ trốn ông mà đi theo người hàng xóm.
Nhiều lần hỏi mẹ tôi mới biết, không chỉ riêng mẹ mà hầu hết người nông dân thời ấy ai cũng vậy, hễ đi cấy rồi thì mùa cấy năm nào cũng phải theo cho tới mãn mới thôi. Cái khiến họ mê đi cấy là mê vạn và mê hò.
Vạn tức là vạn cấy, mỗi vạn cấy có khoảng 15 – 20 người có khi lên tới 30 bởi vậy mà đôi khi người đầu tiên bắt đầu xuống ruộng cấy thì 10 – 15 phút sau người cuối cùng mới xuống ruộng.
Từ lúc xuống ruộng cho tới chiều lúc nào cũng không ngớt những câu hò đối đáp nên bao nhiêu mệt nhọc đều tan biến theo những câu hò.
Cũng theo mẹ, nếu ai biết truyện xưa thì cứ lấy tích xưa mà hò, ai có khả năng hò ứng khẩu cũng tốt.
Công cấy ai cũng thuộc nằm lòng hàng trăm câu hò, đó là chưa nói qua nhiều mùa cấy có thể ứng khẩu hò môi.
Trong ký ức một thời đi cấy mẹ không ngại hò cho tôi nghe những khi tôi muốn tìm hiểu.
– Hò…hơ…ơ… Thân tôi thác thể giường ngà,
Thân ông chiếu rách…ờ…Hò ..hơ…hớ…Thân ông chiếu rách có mà mơ cao.
– Hò…hơ…ơ…Vái trời cho gió thổi mau,
Cho manh chiếu rách…ờ….hò…hơ…ớ… cho manh chiếu rách nằm cao trên giường ngà.
Hò đối đáp có thể là những câu lục bát, có thể là song thất lục bát hoặc cả hai cùng biến thể cho tròn ý.
Bà con cấy lúa. Ảnh: Internet.
Mỗi lần mẹ hò tôi chép lại cũng được năm ba câu. Nói là vui hò cho quên cực nhưng có đôi lúc vui đâu không thấy chỉ thấy công cấy phải cười ra nước mắt.
Mẹ kể có một lần cấy ruộng của ông cả Thị, một điền chủ có khá nhiều ruộng trong vùng. Ông này thường hay tính toán lường công công cấy nên buổi chiều gần đúng giờ về ai nấy cùng cấy chậm lại cho đỡ mệt và cũng để cùng lối là đúng giờ về.
Biết được ẩn ý này ông ta giả bộ đi lên đầu ruộng và đợi khi gần dứt lối ông bắt người cấy đầu lối lên bắt lối mới. Khi vừa xuống lối ông ta lại cho về.
Công cấy ức lắm nhưng cũng không làm gì ông được chỉ biết càm ràm ông trùm vạn mà thôi. Trùm vạn gặp cảnh trên đe dưới búa như vậy cũng phải cũng phải ép lòng mà chịu để hưởng một đầu công.
“Ngày em lo nương khoai, dưới mưa dầm anh lo cày cấy”
Nghe bài này hôm đám cưới .
Ngày Hạnh Phúc
Tác giả: Lam Phương
Ngày hôm nay thanh thanh
Gió đưa cành mơn man tà aó
Làn mây xanh vây quanh ánh vừng hồng chiếu xuống niềm tin
Đàn chim non tung tăng như đón chào ngày vui thế gian
Chúc ai tìm được bến mơ
Mừng cho đôi uyên ương sớm sum vầy trong hạnh phúc
Và đôi tay thân yêu sẽ là nguồn sống của đời ta
Nhiều khi mong trăng lên chung chén trà kể chuyện thuở xưa
Bên bếp hồng đùa vui trẻ thơ
Từ khi sánh vai nên đôi bạn hiền
Đêm về nghe con khóc vui triền miên
Lời ru trong đêm vắng với tình thương chứa chan
Còn mong ước gì vì ta vẫn bên nhau
Ngày em lo nương khoai dưới mưa dầm anh lo cầy cấy
Dù cho bao gian lao nhưng tình nghèo góp sức mà vui
Cầu cho mai sau gió đưa thuyền tình về bến mơ,
Phút bạc đầu, đẹp lòng lứa đôi
Đám cưới của người Mường mùa đi cấy.
Vào mùa cấy, người phụ nữ có thai không được xuống cấy trước vì sợ thai nghén. Để việc sinh đẻ được dễ dàng thì vào mỗi buổi sáng sớm người thai phụ phải là người dậy sớm nhất vầ đi mở tất cả các cửa lớn, nhỏ trong nhà.
Theo quan niệm của người Mường, thân thể người phụ nữ có thai không được sạch sẽ vì vậy họ phải tránh tham gia vào các lễ hội của xóm làng cũng như tất cả các nghi lễ tôn giáo khác. Vì nếu họ tham gia thì thánh thần sẽ không hài lòng, không phù hộ thậm chí còn có thể mang tới tai họa cho cả làng.
Người con gái khi đã đi lấy chồng cũng như gia đình nội ngoại hai bên, đối với họ việc cô dâu mới có tin mừng là việc quan trọng nhất sau ngày cưới và đối với cả cuộc đời của người phụ nữ. Người phụ nữ Mường rất coi trọng viếc sinh con, nhất là con đầu lòng. Người Mường cho rằng khi sinh con thì vai trò làm cha, làm mẹ chính thức được xác lập, người đàn ông và người phụ nữ đó chính thức trưởng thành. Hơn nữa “trẻ cậy cha, già cậy con” vì vậy có con còn là có chỗ nương tựa lúc tuổi già. Chính vì vậy mà người Mường có rất nhiều những sự kiêng kỵ trong quá trình người phụ nữ mang thai và sinh đẻ.
Theo tục lệ của người Mường, khi người phụ nữ mang thai họ vẫn đi làm bình thường nhưng tránh làm các công việc nặng nhọc và không được với tay quá cao. Người thai phụ phải giữ cho tinh thần luôn được thoải mái, vui vẻ, tránh việc nóng giận hoặc các cảnh tượng hãi hùng, tang thương nếu không sẽ ảnh hưởng xấu tới thai nhi và tới đứa trẻ sau này.
Khi người phụ nữ mang thai họ phải tránh các loại quả sinh đôi không được ăn để đứa trẻ sinh ra không bị kết dính có nghĩa là sinh đôi, tránh ăn thịt các con vật đã chết vì sợ khi sinh sản phụ sẽ bị thiếu máu và băng huyết, không ăn các loại ốc, hến, trai, sò vì sợ đứa trẻ sinh ra nhiều dãi dớt. Người thai phụ không được uống nước đựng trong ống bương mà bị chặt vát đầu vì sợ đứa trẻ sinh ra bị sứt môi.
Bên cạnh những sự kiêng kỵ trong ăn uống thì thai phụ cần phải tránh: Thấy rắn không được đánh nếu không lưỡi đứa trẻ sẽ bị thè ra. Tránh dẫm chân lên vỏ cây làm quan tài vì dễ bị sẩy thai, khi đi qua ngĩa địa hay cửa đình phải dắt lá cây vào người để trừ tà. Đặc biệt phải tránh các đăm tang và cả đám cưới vì đi đến đám tang có thể ảnh hưởng xấu tới hai mẹ còn, còn đến đám cưới sẽ ảnh hưởng xấu tới đôi vợ chồng trẻ và gia đình họ… Vào mùa cấy, người phụ nữ có thai không được xuống cấy trước vì sợ thai nghén. Để việc sinh đẻ được dễ dàng thì vào mỗi buổi sáng sớm người thai phụ phải là người dậy sớm nhất vầ đi mở tất cả các cửa lớn, nhỏ trong nhà.
Theo quan niệm của người Mường, thân thể người phụ nữ có thai không được sạch sẽ vì vậy họ phải tránh tham gia vào các lễ hội của xóm làng cũng như tất cả các nghi lễ tôn giáo khác. Vì nếu họ tham gia thì thánh thần sẽ không hài lòng, không phù hộ thậm chí còn có thể mang tới tai họa cho cả làng.
Người Mường quan niệm, đã là con gái đi lấy chồng thì phải sinh ở nhà chồng. Các cô gái khi đã xuất giá mà tới thời kỳ sinh đẻ thì tốt nhất là không nên về nhà bố mẹ đẻ, nếu lỡ về thăm mà trở dạ thì phải đẻ ở dưới sàn nhà. Vì theo quan niệm của họ “con gái là con người ta”, vì vậy cháu ngoại đã mang dòng máu khác, “khác máu tanh lòng” nên nếu để máu rơi trong nhà sẽ mang lại rủi ro cho gia đình. Đối với những người phụ nữ chửa hoang thì tục lệ càng khắt khe hơn nữa. Đến kỳ sinh nở người ta bắt người phụ nữ đó phải ra đẻ ngoài vườn không được vào trong nhà hoặc làm lán ngoài vườn cho đẻ và ở luôn ngoài đó tới hết thời gian ở cữ mới được vào nhà. Người phụ nữ có chửa trước khi cưới cũng bị phạt như vậy.